1. Loại thuốc nào dễ bị tương tác với trà thảo dược?
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Tamar Samuels cho biết, mặc dù hầu hết các loại trà thảo dược thường được coi là an toàn với số lượng vừa phải, nhưng những người có tình trạng sức khỏe nhất định nên hạn chế hoặc tránh một số loại trà thảo dược.
Ví dụ, nếu bạn bị đái tháo đường đang dùng thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa đột quỵ hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, thì việc uống một số loại trà thảo mộc có thể tương tác với thuốc.
Đặc biệt, các loại thuốc có cửa sổ điều trị hẹp, nghĩa là những thay đổi nhỏ về nồng độ thuốc trong máu có thể gây ra tác dụng phụ, có nhiều khả năng tương tác với trà thảo dược hơn.
Do đó, Samuels khuyên bạn nên uống thuốc cách thời gian uống trà từ 2 đến 3 giờ, nếu bạn lo lắng về các tương tác có thể xảy ra. Tốt hơn nữa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu không chắc chắn về các tương tác thuốc thảo dược cụ thể có thể xảy ra.
2. Các loại trà thảo mộc có thể tương tác với thuốc
2.1 Trà hoa cúc
Trà hoa cúc thường được sử dụng để giúp ngủ ngon nhờ tác dụng an thần nhẹ. Bên cạnh đó, hoa cúc cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
Theo một nghiên cứu nhỏ vào tháng 1 năm 2016 của các nhà khoa học Iran trên tạp chí Dinh dưỡng, việc uống trà hoa cúc trong thời gian ngắn có lợi trong việc kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, nếu uống nhiều có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu dẫn đến hạ đường huyết.
Do đó, nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, khi uống trà hoa cúc cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc ghi nhật ký sử dụng trà để tự tìm ra lượng trà hoa cúc tốt cho sức khỏe của mình.
2. Trà xanh
Trà xanh đã được chứng minh là có tương tác với một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim, vì vậy tốt nhất nên hạn chế uống trà xanh nếu bạn đang dùng những loại thuốc này.
Ví dụ, thuốc kê đơn lisinopril được dùng điều trị tăng huyết áp và suy tim. Những người dùng các thuốc này nên hạn chế uống trà xanh và chiết xuất trà xanh vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Bên cạnh đó, trong lá trà xanh (khô) chứa vitamin K, có thể làm tăng quá trình đông máu. Một lượng lớn vitamin K có thể cản trở hoạt động của một số chất làm loãng máu, như warfarin.
Trà xanh được chứng minh tương tác với thuốc trị bệnh tim...
2.3 Trà bạch quả (ginkgo biloba)
Theo Samuels, bạn nên tránh uống trà bạch quả và trà xanh nếu bạn đang sử dụng thuốc làm loãng máu, bao gồm warfarin, clopidogrel, aspirin và các thuốc chống đông máu khác.
Nguyên nhân là do ginkgo biloba làm chậm quá trình đông máu và dùng nó cùng với các loại thuốc khác, chẳng hạn như ibuprofen, naproxen hoặc aspirin, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Với những trường hợp bị động kinh hoặc những người dùng thuốc chống trầm cảm, tránh uống trà bạch quả. Theo Mayo Clinic, dùng một lượng lớn bạch quả có thể gây co giật và làm giảm hiệu quả của thuốc chống co giật; có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như prozac, sarafem và tonfranil.
Trà bạch quả không nên uống cùng thuốc làm loãng máu.
2.4. Trà nhân sâm và trà cam thảo
Chuyên gia dinh dưỡng Samuels cho biết, giống như bạch quả, nhân sâm và trà cam thảo có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu bao gồm cả warfarin. Do vậy, người bệnh nên tránh những loại trà này nếu bị cục máu đông và bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc các tình trạng sức khỏe khác được điều trị bằng thuốc chống đông máu.
Nhân sâm cũng có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc hóa trị liệu và thuốc điều trị HIV, thuốc chẹn kênh canxi, một số loại thuốc statin và một số loại thuốc chống trầm cảm.
Khi uống thuốc chống đông máu, không nên dùng trà nhân sâm.
2.5. Trà ban âu
Trà ban âu tương tác với nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, cyclosporine, thuốc trị HIV và thuốc làm loãng máu...
Theo Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp, cây ban âu có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm nên khi kết hợp trà ban âu với thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến hội chứng serotonin gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Mời bạn xem tiếp video:
4 sai lầm khi ăn cơm có thể khiến bạn mắc bệnh dạ dày- SKĐS