Nguyên nhân dẫn đến giắt răng sau cấy ghép implant
Nguyên nhân giắt thức ăn có thể do răng sứ được chế tác thiếu chuẩn xác, tuy nhiên nguyên nhân chính chủ yếu là do yếu điểm cố hữu của trụ abutment chế tác sẵn (bán kèm theo implant).
Trụ abutment quá bé chỉ có một loại hình dạng duy nhất là hình tròn. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của trụ phục hình sản xuất sẵn. Như đã phân tích ở trên, hình dạng giải phẫu lợi của từng răng rất khác nhau, và khác nhau giữa người này và người khác, do chỉ có duy nhất một hình dạng và một số kích thước nên trụ phục hình sản xuất sẵn không thể tái lập lại được hình dạng giải phẫu của mô lợi, khiến cho răng sứ trên trụ phục hình sản xuất sẵn thiếu thẩm mỹ, không tạo lập được độ phồng của lợi theo chiều trong ngoài, không tạo lập được nhú lợi theo chiều gần xa dẫn tới nhồi nhét, ứ đọng thức ăn quanh răng implant khi sử dụng loại trụ này.
Biến chứng của tình trạng giắt thức ăn gây ra
Giắt thức ăn bên dưới phục hình Implant không thể tự làm sạch bằng cơ chế sinh học của dòng chảy của nước bọt, khả năng di chuyển lưỡi, lực cắn khớp hay việc súc miệng thật mạnh như tình trạng đọng thức ăn. Nếu không có cách khắc phục sớm thì sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy vướng víu, khó chịu.
Đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển mạnh, tấn công vào nướu lợi gây viêm nhiễm. Khi đó răng Implant sẽ không thể bền chắc trên cung hàm được nữa, thậm chí còn làm hư hỏng vĩnh viễn răng kế cận khi vi khuẩn lan rộng.
Giắt thức ăn lâu ngày có thể dẫn tới viêm quanh implant, từ đó dẫn tới tiêu xương và mất tích hợp chân implant sau một thời gian từ 3 - 5 năm sử dụng.
Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng giắt thức ăn quanh răng implant?
Chúng ta phải xuất phát từ nguyên nhân cốt lõi vừa kể trên, tức là phải tái lập được lợi theo 3 chiều không gian.
Một tổ chức lợi quanh răng hoặc quanh implant được gọi là tốt khi: theo chiều trong ngoài lợi tạo được một độ phồng nhất định, theo chiều gần xa lợi tạo ra được các nhú lợi bịt kín vùng tam giác đen giữa hai răng và theo chiều đứng lợi không bị cao quá hoặc thấp quá so với các răng bên cạnh và hoặc cổ răng giải phẫu.
Với sự ra đời của Customized Abutment (hiện đang được Nha khoa Lạc Việt Intech áp dụng cho kỹ thuật trồng răng implant) đã giải quyết triệt để vấn đề giắt thức ăn quanh răng implant. Đây là thế hệ trụ phục hình mới nhất, ra đời nhờ những cải tiến trong công nghệ chế tác vật liệu, công nghệ sản xuất CAD/CAM, và đặc biệt là công nghệ Scanning Oral.
Khác với thế hệ trụ phục hình sản xuất sẵn, Customized Abutment được sản xuất chính xác cho từng bệnh nhân và từng răng, với mong muốn tạo ra một "thân răng" có hình thể giống đúc thân răng thật, từ đó tái lập lại hình thể giải phẫu lợi lý tưởng.
Sau khi chân implant đã được cấy vào trong xương hàm, bác sĩ sử dụng công nghệ Scanning sao chép lại răng và lợi của bệnh nhân, sau đó chuyển toàn bộ dữ liệu này lên trung tâm sản xuất trụ phục hình. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thiết kế và sản xuất ra một trụ phục hình giống như thân răng thật, theo đúng hình thể giải phẫu của lỗ lợi lý tưởng. Do tái lập được mô lợi theo giải phẫu lý tưởng, nhú lợi được hồi sinh hoàn toàn, độ phồng lợi được hồi sinh nên không để lại các "hố" mặt ngoại trong, tam giác đen vùng kẽ răng như phương pháp trồng răng implant kiểu cũ.
Ứng dụng Customized Abutment trong phục hình răng implant tại Việt Nam đòi hỏi sự kết hợp của công nghệ và trí tuệ. Bên cạnh sự phối hợp giữa đội ngũ bác sĩ có kiến thức chuyên sâu, kỹ thuật viên chuyên nghiệp trong sản xuất thì công nghệ đặt trụ implant cũng vô cùng quan trọng. Cụ thể, nha khoa cần áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất như: 3D Guide, Robot định vị X Guide hoặc Guideline trong phẫu thuật đặt trụ implant.
Hiện nay, Lạc Việt Intech là đơn vị nha khoa đầu tiên hội tụ đủ các công nghệ trên. Vì vậy 100% khách hàng sẽ được sử dụng trụ Abutment Customized, loại bỏ hoàn toàn tình trạng giắt thức ăn khi trồng răng implant theo phương pháp cũ.