Cảnh báo: Quá liều thuốc trị mất ngủ có thể gây tử vong

05-12-2022 10:28 | Thông tin dược học

SKĐS - Thuốc trị mất ngủ nếu dùng đúng chỉ định thường mang lại hiệu quả và an toàn. Ngược lại, việc lạm dụng các thuốc này có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường...

Dùng thuốc trị mất ngủ theo lời mách bảo là tự hại mìnhDùng thuốc trị mất ngủ theo lời mách bảo là tự hại mình

SKĐS - Gần đây tôi thường xuyên bị mất ngủ làm cho người rất mệt mỏi, lờ đờ vào sáng hôm sau.

Thuốc trị mất ngủ có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm

Benzodiazepin là nhóm thuốc an thần, thường được dùng để điều trị lo lâu và mất ngủ. Các tác dụng phụ của việc sử dụng benzodiazepine có thể bao gồm: Buồn ngủ, hoang mang, chóng mặt, run sợ, khả năng phối hợp kém, ảnh hưởng thị lực, lảo đảo, cảm giác chán nản, đau đầu…

photo-1669967428000

Sử dụng thuốc trị mất ngủ benzodiazepine kéo dài có thể gây tình trạng lệ thuộc thuốc.

Việc sử dụng các thuốc này trong thời gian ngắn thường an toàn và hiệu quả, thông thường là dưới 7 ngày. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra lệ thuộc thuốc và phản tác dụng. Sự lệ thuộc có thể bắt đầu sau khi sử dụng thuốc trong ít nhất 1 tháng, ngay cả với liều lượng quy định. Nếu dùng quá liều thuốc hoặc kết hợp với rượu bia có thể dẫn đến tử vong. Đồng thời, không nên kết hợp thuốc benzodiazepin với các thuốc nhóm opioid, các loại thuốc an thần khác vì có thể gây suy hô hấp, nguy hiểm tới tính mạng.

Các triệu chứng cai thuốc của benzodiazepin bao gồm khó ngủ, cảm giác chán nản và đổ mồ hôi.

Với người bệnh bắt đầu phụ thuộc vào các loại thuốc benzodiazepin, thì không nên ngừng thuốc đột ngột. Việc ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến run, chuột rút cơ bắp và co giật đe dọa tính mạng.

Do đó, để tránh những nguy hiểm cho sức khỏe, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn và chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ.

Theo Viện quốc gia về lạm dụng ma túy Hoa Kỳ, các loại thuốc benzodiazepine có liên quan đến 12.290 trường hợp tử vong do dùng thuốc quá liều vào năm 2020, tăng 6.872 trường hợp so với năm 2011.

Cảnh báo nguy cơ quá liều thuốc trị mất ngủ ở thanh thiếu niên

Mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Rutgers (Hoa Kỳ) đã cảnh báo tình trạng dùng quá liều thuốc ở thanh thiếu niên được điều trị chứng rối loạn giấc ngủ bằng thuốc benzodiazepin.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rutgers (Hoa Kỳ) đã sử dụng cơ sở dữ liệu của gần 90.000 người tuổi từ 10 đến 29 tuổi có dùng thuốc benzodiazepine hoặc một phương pháp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ khác. Sau đó, kiểm tra tình trạng quá liều thuốc của những người này trong 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị.

Kết quả cho thấy, những người trẻ tuổi sử dụng thuốc ngủ benzodiazepin cho các tình trạng giấc ngủ thông thường có nguy cơ quá liều trong 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị so với các loại thuốc ngủ theo toa khác, bao gồm trazodone, hydroxyzine và thuốc ngủ 'Z'.

Các chuyên gia cho hay, các thuốc thuộc nhóm benzodiazepine có thể khiến người dùng bị nhờn thuốc và lệ thuộc thuốc, buộc phải dùng liều cao hơn để đạt được kết quả như mong muốn. Việc dùng thuốc này thường xuyên, kéo dài, có thể xảy ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, chán nản, lệ thuộc thuốc, nghiện thuốc..., thậm chí có thể tử vong nếu dùng liều cao.

Tác giả nghiên cứu Greta Bushnell (Trung tâm khoa học điều trị và dịch tễ dược tại Viện y tế Rutgers, Hoa Kỳ) cho biết: Nguy cơ quá liều thuốc khi điều trị bằng benzodiazepine là một yếu tố an toàn quan trọng cần cân nhắc khi điều trị cho thanh thiếu niên và thanh niên. Do đó, cần khuyến cáo để các bác sĩ thận trọng khi quyết định kê đơn, đồng thời cần theo dõi chặt chẽ việc dùng thuốc ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi này.

Bên cạnh đó, người bệnh không được tự ý tăng liều thuốc, chỉ sử dụng thuốc khi có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để xác định cụ thể liều lượng thuốc benzodiazepine có nguy cơ gây nguy hiểm cho thanh thiếu niên và làm thế nào để có thể thay đổi nguy cơ này.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thời tiết chuyển lạnh, cảnh giác với viêm da cơ địa ở trẻ.

Vân Hoàng
(Theo medicalxpress.com)
Ý kiến của bạn