Hà Nội

Cảnh báo những hậu quả nguy hiểm viêm gan - nên chủ động kiểm soát sớm!

25-03-2021 10:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh viêm gan đang trở nên phổ biến trong cộng đồng, nếu không xử lý kịp thời sẽ tiến triển nặng. Nhiều phương pháp dân gian truyền miệng được cho là tốt cho bệnh viêm gan, giúp mát gan, hạ men gan nhưng không có kiểm chứng khoa học có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.

Viêm gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương và viêm nhiễm trong mô gan. Nó diễn ra một cách thầm lặng, không có biểu hiện ở giai đoạn đầu mà chỉ khi bệnh đã nặng người bệnh mới thấy rõ triệu chứng. Điều đó khiến cho chúng ta khó có thể chủ động trong việc phát hiện và xử lý bệnh.

image001

Bệnh viêm gan nên chủ động kiểm soát sớm (ảnh minh họa)

Nguyên nhân của bệnh viêm gan

Có nhiều nguyên nhân gây viêm gan. Chúng bao gồm:

● Viêm gan do nhiễm virus: Có khá nhiều loại virus gây viêm gan, phổ biến là viêm gan A, B, C, D, E, G. Bên cạnh đó còn có một số loại virus khác như MV, EBV, virus herpes…

● Viêm gan do nhiễm ký sinh trùng: Plasmodium falciparum – ký sinh trùng sốt rét và một số loại amip là những ký sinh trùng có khả năng gây viêm gan. Gan bị sưng to và các chức năng của gan như lọc chất độc, dự trữ chuyển hóa của gan bị trì trệ nếu bị nhiễm bệnh.

● Viêm gan tự miễn là do hệ miễn dịch tấn công vào tế bào gan. Bệnh này ít gặp và chưa xác định được nguyên nhân gây ra viêm gan tự miễn. Trong một số trường hợp bệnh có thể do các chất độc tích tụ trong cơ thể hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc gây ra, nó có thể làm tổn thương gan dẫn đến các chức năng của gan bị suy giảm.

Viêm gan do nhiễm độc: Rượu bia là thức uống có hại gây độc cho gan. Việc lạm dụng bia trong thời gian dài khiến gan bị viêm, bị nhiễm mỡ, tế bào gan bị hoại tử hoặc xơ gan. Những tổn thương do nhiễm độc từ rượu bia và thuốc thường là cấp tính, nhưng nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến mạn tính.

Nguy cơ dẫn đến xơ gan, ung thư gan

Thống kê cho thấy, nước ta hiện có khoảng 8 triệu người bị xơ gan, ung thư gan và khoảng 20 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B, C. Ngoài tác nhân vi rút (A, B, C...), tỷ lệ viêm gan do bia rượu, thực phẩm “bẩn”, ô nhiễm môi trường… đang ngày càng tăng mạnh.

Điều nguy hiểm là trong giai đoạn đầu, viêm gan thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất ít trường hợp được phát hiện sớm. Tình trạng viêm kéo dài khiến tế bào gan bị hư hại, hình thành các mô sẹo gây xơ gan, kết hợp với các tác nhân khác sẽ dẫn tới ung thư gan. Các biến chứng của viêm gan thường đến sớm và nhanh nếu bệnh nhân đồng thời có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên như nhiễm siêu vi và lạm dụng rượu bia.

image003

Minh họa diễn tiến bệnh gan tăng nặng. (Ảnh minh họa)

Ẩn họa vì khắc phục tùy tiện, nửa vời

Trong nỗ lực dự phòng và hỗ trợ khắc phục bệnh gan, y học hiện đại coi trọng việc đi từ nguyên nhân gốc để đạt hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên, việc phòng bệnh hiện chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều trường hợp tùy tiện dùng thuốc, chỉ lo khắc phục triệu chứng như mệt mỏi, vàng da, phù, tăng men gan… bằng những sản phẩm không có nghiên cứu rõ ràng về cơ chế tác dụng. Hậu quả là làm lu mờ triệu chứng bệnh, khiến bệnh khó phát hiện và âm thầm tăng nặng.

Đối với bệnh lý viêm gan, việc xử lý không thể tùy tiện dùng thuốc rồi căn cứ vào kết quả giảm một triệu chứng riêng lẻ nào đó mà cho là bệnh đã khỏi.

Chẳng hạn, đừng vội mừng khi xét nghiệm thấy men gan hạ vì coi chừng gan đã bị hư hoại nghiêm trọng, không còn tế bào gan khỏe để bị hủy hoại nên không phóng thích men gan vào máu.

Hay, xét nghiệm thấy số lượng vi rút gây viêm gan giảm nhưng không hẳn 100% bệnh viêm gan đã khỏi. Để xác định các bệnh lý gan cần kết hợp nhiều xét nghiệm cận lâm sàng, xét nghiệm sinh học phân tử PCR, xét nghiệm men gan… mới cho kết quả chính xác. Và quá trình này phải tuân thủ phác đồ, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chủ động kiểm soát viêm gan

Để phòng, xử lý bệnh viêm gan, cần tiếp cận ở nhiều khía cạnh như dùng thuốc theo chỉ định kết hợp với thay đổi lối sống, dinh dưỡng… Để dự phòng viêm gan, mỗi người cần hạn chế rượu bia, thuốc lá, cẩn trọng khi dùng thuốc, lựa chọn thực phẩm an toàn và khám sức khỏe gan định kỳ…

Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cũng thực hiện hàng loạt nghiên cứu khác trên hàng trăm thảo dược, chọn lọc ra 7 thảo dược hàng đầu để kết hợp thành công thức hoàn hảo hỗ trợ ổn định và đẩy lùi các bệnh lý về gan nguy hiểm: Nấm linh chi lim, hà thủ ô đỏ, hoa marigold, núc nác, đan sâm, nấm bào ngư và hoài sơn...

image005

Với cơ chế ổn định màng tế bào và cải thiện những quá trình chuyển hóa ở tổ chức gan bị tổn thương, nhóm hoạt chất bioflavonoid giúp ngăn chặn sự loạn dưỡng mô gan và sự họai tử gan, hỗ trợ kích thích sự tạo mật và tổng hợp protein trong gan. Đồng thời, hỗ trợ hạ thấp mức độ peroxy hóa lipid và sự đọng lại các triglycerid ở tế bào gan (gan nhiễm mỡ), hạ thấp hoạt động của aminotrans-ferase và các enzyme nội bào khác ở huyết tương.

Từ chiết xuất đúng và đủ nhóm hoạt chất bioflavonoid - tinh hoa có trong 7 thảo dược quý giúp bảo vệ tế bào gan, điều chỉnh cân bằng chức năng chuyển hóa của gan, hỗ trợ nâng sức đề kháng của cơ thể, đẩy lùi bệnh viêm gan và ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các tác nhân có hại cho gan.

Công trình nhiều năm này đã được chuyển giao cho Dược Hậu Giang thương mại hóa thành sản phẩm Naturenz Gold, ứng dụng công nghệ "định chuẩn các hoạt chất hướng gan" hiện đại hàng đầu thế giới nhằm chiết xuất đúng thành phần có lợi cho gan. Chẳng hạn, hà thủ ô đỏ có 103 hợp chất, nấm linh chi lim chứa hơn 400 chất... thì công nghệ này chỉ lấy ra chính xác, đúng và đủ những hoạt chất "tinh hoa" của 7 loại thảo dược để hỗ trợ đẩy lùi bệnh gan.



Sản phẩm Naturenz Gold đang được nhiều người dùng lựa chọn, bởi nó có đầy đủ những công trình nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả và an toàn với những người bị viêm gan, gan nhiễm mỡ, gặp các tổn thương gan bởi bia rượu, hóa chất, thức khuya, stress... Không chỉ vậy, sản phẩm còn sử dụng nguồn thảo dược hữu cơ canh tác trên những cánh đồng sạch ngay trong nước, lợi thế mà không phải thương hiệu nào cũng có được.
 


GPQC số: 3827/2020/XNQC-ATTP

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn