Trong quá trình nhân lên của virus sẽ có thể xuất hiện đột biến trong cấu trúc di truyền, khi những đột biến này đa phần không có ý nghĩa khi không làm thay đổi mã di truyền của virus tuy nhiên chỉ cần ít nhất một mã di truyền thay đổi đã đủ tiêu chuẩn thành biến thể.
Theo chia sẻ từ các chuyên gia không phải tất cả các biến thể đều trở nên nguy hiểm hơn so với bản thể gốc ban đầu.
Theo đó, bên cạnh các "biến thể đáng quan ngại" theo hệ thống phân loại của WHO là Alpha, Beta, Gamma và Delta thì cũng đã ghi nhận nhiều biến thể làm cho virus lây lan khó hơn hay thậm chí là chết yểu do không thoát nổi khỏi tế bào chủ được.
Bên cạnh các "biến thể đáng quan ngại", các "biến thể cần quan tâm" cũng đã ghi nhận các trường hợp các biến thể Eta, Iota, Kappa và Lambda.
Theo chia sẻ từ Giáo sư Nick Loman tại Đại học Birmingham (Anh) trên trang Reuters, virus SARS-CoV-2 đã có sự tiến hóa đáng kinh ngạc với khả năng xâm nhập vào tế bào người và thích ứng trên các vật chủ.
Theo thống kê từ WHO tính đến ngày 5/8 trên toàn cầu đã có 200.174.883 ca mắc COVID-19 với 4.255.892 trường hợp tử vong đã được ghi nhận.
Đồng thời số ca mắc đã tăng lên trung bình 540.000 ca/ngày và gần 70.000 tử vong/tuần trên toàn cầu.
Sự gia tăng này xảy ra tương tự như tại đỉnh dịch vào năm ngoài, thời điểm xuất hiện 4 biến thể của SARS-CoV-2 với khả năng lây lan cao.
Trước khả năng lây lan nhanh của biến thể Delta, WHO cảnh báo thế giới đang đối mặt với nguy cơ đánh mất những thành tựu trong công tác phòng chống dịch vốn rất khó khăn mới giành được trong thời gian qua, đồng thời khẳng định các loại vắc xin do WHO phê chuẩn vấn có hiệu quả đối với dịch bệnh.
Về phía các nhà khoa học, các cảnh báo từ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực dịch tễ từ nhiều quốc gia trên thế giới đã liên tục cảnh báo.
Khi virus lây lan càng nhiều sẽ càng biến đổi và Delta có thể không phải là biến thể cuối cùng cũng như hoàn toàn có thể xuất hiện một biến chủng mới trong tương lai chứ không chỉ dừng lại ở COVID-19.