Theo PGS.TS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, mùa hè, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, sự kiểm soát dịch còn hạn chế là điều kiện cho một số loại vi khuẩn, virus gây bệnh có sự biến đổi tạp, xuất hiện một số chủng virus mới.
Ông Nguyễn Đức Khoa, Phó trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng cho biết, trong giai đoạn năm 2010-2014, trung bình từ tháng 5 đến tháng 8, cả nước ghi nhận hơn 400.000 trường hợp bị cúm - cao nhất trong 10 loại bệnh thường gặp vào mùa hè (cúm, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, ly trực trùng, sốt rét, adenovirut (virus gây bệnh đâu mắt đỏ), lỵ amip, viêm não virus, thương hàn). Xếp thứ hai là bệnh tiêu chảy với 252.240 ca bệnh.
Theo ông Khoa, các căn bệnh này rất dễ lây lan thông qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc bằng tay. Nguy cơ bùng phát dịch bệnh mùa hè cao là do điều kiện khí hậu, nhiệt độ thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus; nóng ẩm mưa nhiều, muỗi truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh; sự tập trung đông người tại các điểm vui chơi, giải trí, du lịch tăng cao đột biến hơn. Học sinh, sinh viên từ các thành phố lớn về quê nghỉ hè cũng có thể mang theo mầm bệnh.
Thường xuyên rửa tay cho trẻ đề phòng chống dịch bệnh mùa hè Ảnh Trần Minh
Ông Trần Đắc Phu bổ sung thêm thông tin, bên cạnh những dịch bệnh vốn lưu hành trong mùa hè ở nước ta như thủy đậu, sởi, thương hàn, cúm, tay chân miệng… thì nay đã xuất hiện một số bệnh mới nổi trên thế giới và hoàn toàn có thể du nhập vào Việt Nam nếu không có sự kiểm soát tốt như Ebola, Mers-CoV. Bên cạnh đó, một số bệnh có đã xuất hiện thêm một số chủng virus gây bệnh mới, đáng lo ngại như bệnh cúm A. Mới đây, tại Trung Quốc đã xuất hiện cúm A/H6N1, cúm A/ H7N9, cúm A/ H8N10; Tại Đài Loan phát viện virus cúm A/ H6N1…
“Bệnh lây nhiễm mùa hè đang có sự lây lan nhanh chóng, khó kiểm soát: "Nếu trước kia, chúng ta kiểm soát được dịch bệnh xảy ra ở một địa phương, thì nay, chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ đã có thể lan ra các nơi khác. Có bệnh vốn không xuất hiện ở miền núi (tả, thương hàn...), hiện cũng có mặt ở khu vục này. Bệnh sốt xuất huyết vốn chỉ lưu hành ở một số tỉnh thì nay hầu hết các tỉnh đều có thể có người mắc bệnh”- ông Phu nói.
Người dân cần thường xuyên diệt lăng quăng, bọ gậy trong các thùng chứa nước để phòng chống sốt xuất huyết
Ảnh Internet
Đặc biệt, tại Hà Nội và TPHCM, tình hình sốt xuất huyết trở nên khó giải quyết vì tình trạng di dân, đô thị hóa. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu, điều kiện vệ sinh kém... là những tác nhân gây dịch bệnh. Hiện một số bệnh dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, nếu không phòng kịp thời sẽ có thể sẽ lan nhanh (ví dụ như: sốt xuất huyết).
Để phòng bệnh, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, người dân cần diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy để phòng bệnh sốt xuất huyết. Phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng, không chờ đợi vắc xin dịch vụ. Các thành viên trong gia đình cần tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho con
Mùa hè với điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều khiến nhiều dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp khó kiểm soát nếu không phòng dịch kịp thời sẽ lây lan nhanh chóng. "Do đó, phòng chống dịch bệnh không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành y tế mà của cả cộng đồng, để các cấp ngành và đặc biệt mỗi người dân hiểu nhằm chung tay phòng chống dịch bệnh"- PGS-TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Thái Bình
- Đông y với bệnh tay chân miệng
- Bệnh tay chân miệng vào mùa, nhiều ca biến chứng
- Cách chăm sóc trẻ bị tay-chân-miệng tại nhà
- Hà Nội: Gia tăng bệnh nhi mắc tay chân miệng
- Ngăn chặn sự gia tăng bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng
- Cách ngừa hiệu quả bệnh tay-chân-miệng
- Cảnh giác với diễn biến khó lường bệnh tay - chân - miệng
- Bỗng nhiên bị mệt, coi chừng bệnh tay chân miệng
- Bùng phát bệnh tay-chân-miệng
- Cách phòng ngừa bệnh tay-chân-miệng
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân - Giảm thiểu bệnh tay-chân-miệng
nhấn mạnh.