Theo đó, 2 dòng kháng sinh tốt nhất hiện nay và được coi là phương pháp điều trị bệnh lậu cuối cùng là azithromycin và cephalosporin ceftriaxone đã đều thất bại. Theo WHO, không rõ điều gì sẽ xảy ra nếu các bệnh nhân mang vi khuẩn lậu, loại kháng tất cả thuốc điều trị, tiếp tục lây lan nó sang nhiều người khác.
Diễn tiến nguy hiểm
Lậu là căn bệnh lây qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn gram âm Neisseria gonorrhoeae. Mỗi năm, toàn thế giới có khoảng 78 triệu người mắc bệnh lậu. Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae lây lan qua tiếp xúc tình dục, âm thầm đến nỗi nhiều người không biết mình mang bệnh. Nếu không được điều trị, lậu có thể gây vô sinh, các nhiễm khuẩn toàn thân và tăng khả năng nhiễm HIV.
Nếu không có nỗ lực toàn cầu để giảm thiểu đề kháng kháng sinh, người bị nhiễm bệnh có thể cần phải nằm viện lâu hơn và tăng số lần thăm khám bổ sung cho một bệnh nhiễm trùng hiện có thể được quản lý trên cơ sở ngoại trú. Tình trạng này sẽ đặt gánh nặng nghiêm trọng lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Vi khuẩn lậu đang ngày càng trở nên kháng kháng sinh.
Hậu quả nghiêm trọng nếu bệnh lậu không được chữa trị
Nhiễm lậu không được điều trị có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Bệnh thường không có triệu chứng, nhưng chúng có thể dẫn đến di chứng nghiêm trọng như bệnh viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung, vô sinh, viêm khớp, nhiễm trùng sơ sinh và mù ở trẻ sơ sinh qua một ống sinh bị nhiễm...
Đây không phải là lúc mà chúng ta có thể chủ quan với bệnh lậu. Nếu như những năm 1930, các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục như Chlamydia, lậu và giang mai có thể được điều trị bằng một đợt kháng sinh đơn giản. Thì gần đây đã xuất hiện sự gia tăng của các siêu vi khuẩn kháng kháng sinh. Bệnh lậu ngày càng trở nên khó điều trị hơn. Theo báo cáo mới của WHO tại thời điểm này đã ghi nhận 97% các quốc gia được khảo sát từ năm 2009 - 2014 báo cáo vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae kháng kháng sinh ciprofloxacin. Trong đó, 66% các quốc gia xác nhận sự có mặt của vi khuẩn lậu đề kháng với nhóm kháng sinh cephalosporins phổ rộng (ESC), bao gồm cefixime đường uống và ceftriaxone đường tiêm.
N.gonorrhoeae có khuynh hướng phát triển kháng kháng sinh và khả năng theo dõi tính nhạy cảm của kháng sinh bị giới hạn. Sự ra đời và tăng cường áp dụng các xét nghiệm khuếch đại axít nucleic (NAATs) đã cho phép sàng lọc phân tử nước tiểu cũng như của gạc từ âm đạo, trực tràng và hầu họng. Những xét nghiệm này để chẩn đoán bệnh lậu là đáng tin cậy hơn và thuận tiện hơn so với nuôi cấy vi khuẩn. Tuy nhiên, công nghệ NAAT cho N.gonorrhoeae hiện không cung cấp thông tin nhạy cảm với kháng sinh.
Kể từ năm 2015, các quỹ từ sáng kiến quốc gia chống vi khuẩn kháng kháng sinh (CARB) của Mỹ đã được sử dụng để mở rộng khả năng giám sát để phát hiện N.gonorrhoeae và theo dõi tính nhạy cảm của kháng sinh cũng như phản ứng với bất kỳ thay đổi đáng kể nào. Những nỗ lực giám sát trước đây cho thấy tỷ lệ đề kháng cao với penicillin và tetracycline và những loại thuốc này không còn được khuyến cáo cho bệnh lậu. Năm 2007, với sự xuất hiện của bệnh lậu kháng fluoroquinolone, đã dẫn đến việc ngừng khuyến cáo sử dụng loại thuốc đó. Ceftriaxone hiện là kháng sinh duy nhất có hiệu quả đáng tin cậy và khuyến cáo một chế độ kép để điều trị bệnh lậu là: ceftriaxone tiêm bắp với azithromycin uống. Hai loại thuốc này có các cơ chế hoạt động khác nhau, về mặt lý thuyết sẽ làm chậm sự xuất hiện và lan truyền tính kháng lậu đối với cephalosporin.
Tuy nhiên, sự tiến triển của tính kháng của N.gonorrhoeae là một mối quan tâm hiện tại và chúng ta đang đối mặt với nguy cơ thực sự của bệnh lậu đa kháng thuốc, gần như không thể chữa được. Vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa hiệu quả nào chống lại cơ chế này để giúp chúng ta kiểm soát dịch bệnh. Để tránh những trường hợp không được điều trị căn bệnh có tỷ lệ mắc cao này, chúng ta cần phải thúc đẩy công nghệ chẩn đoán và phát triển các phương pháp điều trị với các cơ chế hành động khác nhau.
Song song với việc liên tục phát triển các loại thuốc mới, các nhà khoa học cần phát triển chẩn đoán phân tử điểm cho phép chẩn đoán nhanh bệnh lậu bằng đánh giá thời gian thực về tính nhạy cảm kháng khuẩn để cho phép điều trị nhắm trúng mục tiêu hơn là điều trị theo kinh nghiệm không đủ trong bối cảnh tăng sức đề kháng kháng sinh.
Với nghiên cứu chuyên sâu hơn về các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục để thúc đẩy sự đổi mới y sinh và phát triển chẩn đoán tốt hơn, trị liệu và thậm chí cả vắc-xin, chúng ta có thể tránh được sự xuất hiện của bệnh lậu hoặc chỉ điều trị được với các thuốc tiêm hoặc hoàn toàn không thể điều trị được. Trong khi đó, hỗ trợ bổ sung cho cơ sở hạ tầng y tế công cộng cần thiết cho việc giám sát, phòng ngừa và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ là rất quan trọng.