Mất nước có nghĩa là cơ thể mất nhiều nước hơn lượng nước nạp vào. Nếu không có đủ nước, cơ thể không thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh được.
Theo đó, khi cơ thể thiếu nước có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu do đông máu.
Theo các chuyên gia, mất nước ảnh hưởng đến các thành phần cấu tạo của máu, khiến máu đặc và 'dính' hơn. Máu chảy trong tĩnh mạch với tốc độ chậm hơn trong động mạch.
Do đó, mất nước có thể làm tăng khả năng hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch (còn gọi là huyết khối). Phổ biến nhất trong số này là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Nếu không được điều trị, DVT có thể gây nguy hiểm.
Mất nước có thể dẫn đến cục máu đông (Hình ảnh: Getty Images)
Các triệu chứng của DVT bao gồm:
- Đau nhói hoặc chuột rút ở một bên chân (hiếm khi cả hai chân), thường ở bắp chân hoặc đùi
- Sưng ở một chân (hiếm khi cả hai chân)
- Cảm giác nóng ở da xung quanh vùng đau
- Da đỏ hoặc sẫm màu xung quanh vùng đau
- Các tĩnh mạch sưng lên, cứng hoặc đau khi chạm vào…
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyên, cần gọi cấp cứu nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, đặc biệt trong trường hợp cảm thấy khó thở và / hoặc đau ngực kèm theo.
Các triệu chứng của đột quỵ nhiệt bao gồm:
- Đau đầu
- Chóng mặt và nhầm lẫn
- Chán ăn và cảm thấy buồn nôn
- Đổ mồ hôi nhiều và da nhợt nhạt, sần sùi
- Chuột rút ở tay, chân và bụng
- Thở nhanh
- Khát
- Sốt (từ 38 độ C trở lên)…
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị (Hình ảnh: Getty Images)
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết: Các cục máu đông trong tĩnh mạch có thể bị vỡ ra, di chuyển qua mạch máu và mắc kẹt trong phổi (thuyên tắc phổi). Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị ngay lập tức.
Để tránh bị mất nước, điều quan trọng là phải uống nhiều chất lỏng (bao gồm nước, trà thảo mộc và nước ép trái cây…) mỗi ngày, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác gây ra cục máu đông.
Trà và cà phê có caffein thực sự khiến bạn mất nước. Do đó, những thức uống này và rượu có thể làm cho tình trạng mất nước của cơ thể trở nên tồi tệ hơn.
Trong thời tiết nắng nóng, điều quan trọng là phải uống nước để bù lại lượng chất lỏng bị mất khi bị đổ mồ hôi nhiều hơn. Cũng nên tránh uống quá nhiều caffein hoặc rượu; ở trong bóng râm càng nhiều càng tốt và tránh nhiệt trực tiếp, đặc biệt là trong thời điểm nóng nhất trong ngày.
Mời độc giả xem thêm video:
Các biện pháp phòng tránh sốc nhiệt trong thời tiết nắng nóng | SKĐS