Cảnh báo mối nguy khi tiếp xúc với chất gây dị tật thai ở bà bầu

16-02-2022 18:24 | An toàn dùng thuốc
google news

SKĐS - Trong một khảo sát hơn 3 triệu lần mang thai, các nhà nghiên cứu của Đại học Florida, Mỹ đã nhận thấy rằng 1 trong 16 phụ nữ đã tiếp xúc với chất gây hại có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi.

Cúm - Bệnh hô hấp nguy hiểm với phụ nữ mang thai và thai nhiCúm - Bệnh hô hấp nguy hiểm với phụ nữ mang thai và thai nhi

SKĐS - Cúm là một bệnh đường hô hấp có thể gây những biến chứng nguy hiểm với phụ nữ mang thai và ảnh hưởng đến thai nhi.

Các nguyên nhân gây dị tật thai nhi

Các tác nhân gây dị tật thai nhi bao gồm bức xạ, nhiễm trùng ở mẹ, hóa chất và thuốc. Trong số các chất gây dị tật thai có thể xảy ra, thuốc chiếm khoảng 1% tổng số dị tật bẩm sinh có căn nguyên đã biết.

Các chất gây hại là một tác nhân có thể làm rối loạn sự phát triển của phôi thai hoặc thai nhi, dẫn đến sẩy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trong tử cung, chậm phát triển trí tuệ, sinh ung thư hoặc đột biến gen.

Các tác nhân gây dị tật thai (teratogen) ngăn cản sự phát triển bình thường của thai nhi. Hàng trăm loại thuốc có teratogen, bao gồm cả thuốc điều trị co giật, chứng đau nửa đầu, béo phì, mụn trứng cá, tăng huyết áp, bệnh lưỡng cực và ung thư.

photo-1644993444798

Có 1/16 phụ nữ mang thai đã tiếp xúc với teratogen gây hại.

Cảnh báo nguy cơ khi phụ nữ mang thai tiếp xúc với teratogen

Mới đây, khảo sát tại Đại học Florida, Mỹ cho thấy có tới 1/16 phụ nữ mang thai đã tiếp xúc với teratogen gây hại.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hơn 200 loại thuốc gây quái thai và đánh giá sự phơi nhiễm trong số 3,4 triệu lần mang thai được xác định trong cơ sở dữ liệu bảo hiểm tư nhân quốc gia từ năm 2006 đến 2017.

Phơi nhiễm trước khi sinh được xác định khi người mẹ dùng ít nhất một loại thuốc gây dị tật thai trong thai kỳ.

Việc kiểm tra cẩn thận các loại thuốc được kê đơn và không kê đơn trong thời kì mang thai của phụ nữ là hết sức quan trọng.

Các loại thuốc đã được tách thành hai nhóm dựa trên ảnh hưởng gây dị tật thai đã biết. Khoảng 140 loại thuốc có tác dụng gây dị tật thai xác định và 65 loại thuốc khác có tác dụng gây quái thai tiềm ẩn.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ mang thai phơi nhiễm với các chất gây dị tật thai xác định giảm nhẹ trong thời gian 12 năm nghiên cứu từ 1,9% xuống 1,2%. Tuy nhiên, phơi nhiễm các chất gây quái thai tiềm ẩn tăng từ 3,4% lên 5,3%.

Nghiên cứu cũng kiểm tra độ tuổi và nguy cơ phơi nhiễm trước khi sinh với các loại thuốc gây dị tật thai. Kết quả là thanh thiếu niên và phụ nữ ở độ tuổi 40 có nguy cơ cao nhất. Trong đó, có nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn và việc tiếp xúc với thuốc có thể là do ngẫu nhiên. Điều này cho thấy, cần tuyên truyền các biện pháp ngừa thai hiệu quả và kế hoạch hóa gia đình để tránh khi sử dụng thuốc có thể gây dị tật thai.

Đồng thời, càng khẳng định việc kiểm tra cẩn thận các loại thuốc được kê đơn và không kê đơn trong thời kì mang thai của phụ nữ là hết sức quan trọng.

Các chuyên gia cho hay, nếu đang mang thai, có kế hoạch mang thai, hoặc có quan hệ tình dục, bạn cần biết các rủi ro liên quan đến việc dùng thuốc có nguy cơ gây dị tật thai. Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc đọc các nhãn thuốc để đảm bảo các loại thuốc bạn đang dùng không ảnh hưởng đến thai nhi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những điều nên tránh khi tự làm test nhanh COVID-19 tại nhà.



DS. Hoàng Vân
(Theo medicalxpress.com, 11/2/2022)
Ý kiến của bạn