Hà Nội

Cảnh báo khô hạn nghiêm trọng ở miền Trung, Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở Nam Bộ

30-04-2024 16:44 | Xã hội
google news

SKĐS - Hạn hán ở miền Trung, Tây Nguyên gây khó khăn cho các nhà máy thủy điện, làm suy giảm, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến dân sinh. Xâm nhập mặn khiến tình trạng thiếu nước ngọt ở Nam Bộ thêm nghiêm trọng.

Hà Nội di dời 6 hộ dân ra khỏi khu vực sụt, lún tại huyện Quốc OaiHà Nội di dời 6 hộ dân ra khỏi khu vực sụt, lún tại huyện Quốc Oai

Theo nhận định ban đầu của chính quyền huyện Quốc Oai, nguyên nhân có thể do khu vực giếng khoan là nơi có tầng đất yếu, có hang động Karst ngầm nên khiến nhà dân bị sụt lún.

Miền Trung, Tây Nguyên khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng

Ông Phùng Tiến Dũng, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, tổng lượng mưa 10 ngày qua tại khu vực phổ biến ít mưa, tổng lượng mưa phổ biến dưới 05 mm, riêng khu vực Nam Tây Nguyên phổ biến mưa từ 20-50mm, có nơi cao hơn. Chuẩn sai lượng mưa tại Trung Bộ phổ biến thấp hơn 20-40mm và Tây Nguyên phổ biến thấp hơn từ 10-30mm so với trung bình nhiều năm.

Khu vực Trung Trung Bộ, mực nước trên các sông biến đổi chậm và ở mức thấp. Trong 10 ngày qua, dòng chảy trên các sông khu vực Trung Trung Bộ biến đổi chậm. Tổng lượng dòng chảy trên sông Gianh tại Đồng Tâm, sông Bến Hải tại Gia Vòng, sông Vu Gia tại Thành Mỹ, sông Vệ tại An Chỉ thiếu hụt 48- 86%, riêng sông Thu Bồn tại Nông Sơn thiếu hụt 21%; sông Trà Khúc tại Sơn Giang ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm là 23%.

Cảnh báo khô hạn nghiêm trọng ở miền Trung, Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở Nam Bộ- Ảnh 2.

Khô hạn ở Trung Bộ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

Dòng chảy các sông trên khu vực Nam Trung Bộ trong 10 ngày qua biến đổi chậm. Lưu lượng dòng chảy trung bình biến đổi theo xu thể giảm dần và thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 15-87%, riêng tại An Hòa, An Khê lưu lượng dòng chảy cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 22-47%. Tại trạm Củng Sơn trên sông Ba đã xuất hiện mực nước thấp nhất lịch sử 24,98m lúc 19h ngày 29/4/2024.

Khu vực Tây Nguyên, dòng chảy trên các sông trên khu vực phổ biến dao động theo điều tiết của các nhà máy thủy điện. Tổng lượng dòng chảy trên các sông thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 22-74%.

Dự báo tổng lượng mưa từ ngày 01-10/5 tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên phổ biến từ 10-30mm, có nơi cao hơn. Chuẩn sai lượng mưa tại khu vực Trung Bộ phổ biến thấp hơn 15-35mm, riêng khu vực Nam Trung Bộ thấp hơn từ 5-15mm so với trung bình nhiều năm.

Dòng chảy trên các sông ở Trung Trung Bộ tiếp tục biến đổi chậm. Tổng lượng dòng chảy trên hầu hết các sông thiếu hụt từ 45-88%; riêng sông Trà Khúc ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 10%. Lưu lượng dòng chảy các sông ở Nam Trung Bộ phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 22-87%; riêng tại An Hòa, An Khê và thủy điện sông Hinh lưu lượng dòng chảy cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 12-29%, thủy điện Vĩnh Sơn ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm.

Khu vực Tây Nguyên, dòng chảy trên các sông biến đổi chậm theo điều tiết các các nhà máy thủy điện. Tổng lượng dòng chảy các sông phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 23-82%.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán: Khu vực Trung Trung Bộ gồm tỉnh Quảng Trị và phía Bắc Quảng Nam cấp 2; các tỉnh khác thuộc khu vực Trung Trung Bộ cấp 1. Khu vực Nam Trung Bộ, tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên: cấp 2; các tỉnh khác thuộc khu vực Nam Trung Bộ: cấp 1. Tây Nguyên: tỉnh Gia Lai: cấp 2; các tỉnh khác thuộc khu vực Tây Nguyên: cấp 1.

Chuyên gia cảnh báo, hạn hán làm giảm năng suất, sản lượng cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, tăng chi phí sản xuất nông nghiệp; tăng giá thành và giá cả các lương thực; giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Hạn hán gây khó khăn cho các nhà máy thủy điện trong quá trình vận hành, làm suy giảm, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến dân sinh, kinh tế-xã hội.

Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến đời sống người dân Nam Bộ

Ông Phùng Tiến Dũng cho biết, khu vực miền Tây Nam Bộ phổ biến không mưa, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi cao hơn. Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Kông biến đổi chậm và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,15-1,5m.

Mực nước trên sông Tiền, sông Hậu biến đổi chậm theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,11m (ngày 27/4), tại Châu Đốc 1,35m (ngày 27/4), tương đương và cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ khoảng 0,1m. Mực nước thủy triều trạm Vũng Tàu có xu thế giảm dần về cuối tuần. Mực nước cao nhất tuần tại trạm Vũng Tàu 3,77m (ngày 26/4). Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần vào những ngày cuối tuần, độ mặn phổ biến tại các trạm lớn hơn độ mặn cao nhất tháng 4/2023.

Dự báo, Khu vực miền Tây Nam Bộ phổ biến ít mưa; ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Tuy mưa không nhiều nhưng cần chú ý có thể xuất hiện mưa dông nhiệt cục bộ vào chiều tối dễ kèm theo lốc, sét và gió giật mạnh nguy hiểm. Nhiệt độ cao nhất tại miền Tây Nam Bộ phổ biến từ 34-37 độ C, có nơi cao hơn.

Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,10m, tại Châu Đốc 1,30m, ở mức tương đương và cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ khoảng 0,05m.

Từ ngày 01 - 10/5 mực nước trạm Vũng Tàu dao động ở mức trung bình, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 3,8 - 4,0m, thời gian xuất hiện đỉnh triều chủ yếu diễn ra vào khoảng 0 đến 3 giờ và 13 đến 16 giờ ngày hôm sau. Từ 09 - 10/5, mực nước trạm Vũng Tàu có xu hướng giảm dần, dao động trong khoảng 3,7 - 3,9m.

Từ ngày 01 - 10/5, mực nước triều tại trạm Rạch Giá dao động ở mức trung bình, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 0,6 - 0,9m, thời gian xuất hiện trong khoảng 0 đến 06 giờ và 16 đến 22 giờ hàng ngày, từ ngày 08 - 10/5 mực nước trạm Rạch Gía có xu hướng tăng dần, dao động trong khoảng từ 0,8 - 0,9m.

Từ ngày 01-10/5/2024, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng dần vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 05/2023. Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020.

Xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần, nhưng vẫn duy trì ở mức cao; riêng trên sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, Cái Bé xâm nhập mặn duy trì ở mức cao đến giữa tháng 5, sau đó giảm dần vào cuối tháng.

Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn. Độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực.

Chuyên gia chỉ cách ‘sống chung’ với hạn hán, xâm nhập mặnChuyên gia chỉ cách ‘sống chung’ với hạn hán, xâm nhập mặn

SKĐS - Theo chuyên gia, trong khi khô hạn, xâm nhập mặn là diễn biến tất yếu của khí hậu thì Việt Nam hoàn toàn có thể sống chung bằng cách coi nước lợ là tài nguyên, phát triển nương theo tự nhiên...

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 30/4 | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn