Trong hai mươi năm, các nhà khoa học đã theo dõi gần 800 nam giới và phụ nữ không mắc bệnh đái tháo đường và đo sức mạnh lực nắm tay của họ bằng lực kế tay cầm. Những người tham gia, từ 60 đến 72 tuổi, phải bóp thiết bị hết sức có thể trong 5 giây. Cuộc kiểm tra diễn ra khi bắt đầu nghiên cứu, sau 4 năm, 11 năm và cuối cùng là 20 năm để tìm mối liên hệ giữa lực cầm nắm tay và nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường týp 2.
Lực nắm tay cảnh báo nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Kết quả đối với mỗi đơn vị lực bổ sung được ghi nhận, nguy cơ phát triển bệnh lý đã giảm khoảng 50%, bất kể các yếu tố khác dẫn đến bệnh (tuổi, mức độ hoạt động thể chất, tăng huyết áp, kích thước vòng eo...). Một phân tích tổng hợp cũng đã chỉ ra rằng những người có sức mạnh của tay có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn tới 27%.
Ông Setor Kunutsor, một trong các tác giả, giải thích: “Biện pháp đơn giản, chi phí thấp này, cũng không đòi hỏi nguồn lực gì đặc biệt, có khả năng được sử dụng để xác định sớm những người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường týp 2”.
Nhóm của ông tiếp tục tìm hiểu xem liệu việc cải thiện sức mạnh cơ bắp thông qua các bài tập chuyên dụng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh hay không.