Cảnh báo 5 dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ cần lưu ý

01-10-2024 16:53 | Y học 360

Lũ lụt không chỉ ảnh hưởng đến đến kinh tế mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Lũ lụt làm tăng nguy cơ bùng nổ các bệnh truyền nhiễm do đó người dân cần nâng cao cảnh giác và không được chủ quan.

Cảnh báo 5 dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ cần lưu ý- Ảnh 1.

5 dịch bệnh có thể xảy ra sau mùa mưa lũ

Lũ lụt là thảm họa thiên nhiên có sức tàn phá lớn gây ảnh hưởng đến cuộc sống và kinh tế của cả một quốc gia. Bên cạnh đó, tình trạng ngập lụt kèm theo lũ lụt gây ô nhiễm nguồn nước ngọt, tạo điều kiện phát triển dịch bệnh trên diện rộng.

Các bệnh lý ở đường tiêu hóa

Cảnh báo 5 dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ cần lưu ý- Ảnh 2.

Các bệnh lý ở đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, viêm dạ dày ruột, tả, thương hàn, viêm gan A... có thể xuất hiện trong mùa mưa lũ do người dân không có đủ nguồn nước sạch để sử dụng, thực phẩm bị ô nhiễm.

Hầu hết những người bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh tả không có triệu chứng. Khoảng 10% sẽ bị tiêu chảy rất nặng và có thể sớm bị mất nước nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, bệnh tả có thể dẫn đến tử vong. Các trường hợp nhẹ được điều trị bằng dịch uống. Các trường hợp nặng hơn có thể cần truyền dịch tĩnh mạch và kháng sinh thích hợp.

Nguồn nước bị ô nhiễm là một trong số những nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Nước ô nhiễm có thể chứa các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh. Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, có nguy cơ mắc bệnh cao, do đó cần hết sức đề phòng, nâng cao cảnh giác.

Cần đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch và an toàn, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, ăn chín uống sôi.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là bệnh lý thường xảy ra sau lũ lụt. Bệnh dễ lây truyền từ người sang người thông qua việc sử dụng chung các dụng cụ cá nhân như khăn mặt, gối,... của người bệnh. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng viêm kết mạc bao gồm: Vi khuẩn, virus, viêm kết mạc dị ứng, sử dụng kính áp tròng,... Các triệu chứng mà bệnh nhân thường gặp phải là đỏ mắt, chảy nước mắt, đau, ngứa mắt và nhạy cảm với ánh sáng.

Các biện pháp phòng ngừa cần áp dụng đó là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chạm vào bất kỳ bề mặt nào, tránh tiếp xúc với người bị bệnh và không dùng chung vật dụng cá nhân với người đang bị viêm kết mạc.

Sốt xuất huyết

Cảnh báo 5 dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ cần lưu ý- Ảnh 3.

Sốt xuất huyết do muỗi Aedes gây ra. Các triệu chứng của sốt xuất huyết bao gồm sốt đột ngột kèm theo đau đầu dữ dội, đau mắt, đau khớp, đau cơ, xuất hiện các nốt ban đỏ dưới da có thể lan rộng toàn bộ cơ thể. Sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm gan, viêm não, viêm cơ tim,...

Sau lũ lụt, nhiều khu vực trở thành địa điểm lý tưởng cho muỗi sinh sản và phát triển. Do đó, các biện pháp phòng ngừa là hết sức quan trọng, áp dụng các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy theo khuyến cáo đồng thời, các đồ đựng nước phải được xử lý đúng cách, nhằm hạn chế sự sinh sản của muỗi.

Các bệnh lý ngoài da

Nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân gây nên các bệnh lý ngoài da như nấm kẽ chân, nấm kẽ tay, ghẻ lở, hắc lào, lang ben,...

Mưa bão kèm theo lũ lụt kéo theo môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, vệ sinh kém, là nơi sinh sống của nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Đồng thời, độ ẩm tăng cao cũng gây ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da.

Nhiễm trùng da, thương tích cũng có thể xảy ra trong mùa mưa lũ. Nếu như đang có vết thương hở trên da, cần tránh tiếp xúc với nước ô nhiễm, giữ sạch, che đậy vết thương cẩn thận.

Để phòng bệnh một cách hữu hiệu, người dân không sử dụng nước bẩn để sinh hoạt, tiến hành khử trùng nước giếng nếu nguồn nước sạch có vấn đề, không mặc quần áo ẩm ướt, không bơi lội, chơi đùa trong nước bẩn vì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Bệnh lý liên quan đến đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính là bệnh truyền nhiễm phổ biến sau lũ lụt rất cần được quan tâm.

Trong thời gian xảy ra lũ lụt, người dân rất khó để duy trì được môi trường và vệ sinh sạch sẽ. Những nơi trú ẩn thường tập trung nhiều người, tạo điều kiện lây lan mầm bệnh.

Việc làm cần thiết là giữ gìn vệ sinh và giữ gìn sức khỏe bản thân ở nơi trú ẩn khi tiếp xúc với nhiều người.

Biện pháp xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa lũ

Việc đảm bảo và duy trì nguồn nước sạch trong mùa mưa lũ là vấn đề hết sức được quan tâm. Nguồn nước nhiễm bẩn là môi trường lý tưởng để phát sinh nhiều mầm bệnh. Nhằm đảm bảo có nguồn nước sạch sau mưa lũ, giảm nguy cơ mắc bệnh lý có thể xảy ra, bạn đọc có thể áp dụng các biện pháp xử lý nước sinh hoạt dưới đây:

Làm trong nước:

- Sử dụng phèn chua với tỷ lệ 1g phèn chua cho 20 lít nước, hòa tan phèn chua vào một chiếc gáo nhỏ, sau đó đỏ nước từ gáo vào dụng cụ chứa nước, để yên khoảng 30 phút cho đến khi cặn đã lắng hết xuống đáy, gạn lấy phần nước trong để sử dụng.

- Sử dụng vải sạch để lọc nước: Dùng một miếng vải sạch, lọc nhiều lần cho đến khi nước trong.

- Đối với trường hợp nước chứa nhiều phù sa, cần sử dụng vải màn lọc bỏ bớt phù sa trước khi làm trong nước.

Khử trùng nước:

- Khử trùng bằng hóa chất: Sử dụng Cloramin B để khử trùng với nguồn nước có thể tích nhỏ, phù hợp với hộ gia đình.

- Đun sôi nước.

Sử dụng các thiết bị lọc nước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nguồn nước vào thiết bị lọc nước là nước đã được làm trong, không sử dụng nước từ sông suối, kênh rạch để lọc trực tiếp vì có thể gây tắc thiết bị lọc.

Doanh nghiệp tự giới thiệu


Ý kiến của bạn