Hà Nội

Cảnh bần cùng của gia đình nghèo, vợ bị thần kinh, chồng nguy kịch vì chấn thương sọ não

27-04-2022 16:19 | Nhịp cầu Nhân ái
google news

SKĐS - Hoàn cảnh gia đình bệnh nhân vô cùng khó khăn, trong khi anh Long phải dùng nhiều loại thuốc đắt đỏ mà bảo hiểm y tế không chi trả. Hiện gia đình không còn tiền để đóng tiếp viện phí.

Hai tuần sau vụ tai nạn kinh hoàng, anh Long vẫn còn lơ mơ, liệt nửa người và phải ăn uống bằng đường xông… Người vợ xuống chăm chồng đang cấp cứu ở bệnh viện lại ngất sau khi lên cơn động kinh khiến cả viện náo loạn. Éo le hơn, gia đình vì không còn nổi một đồng trong túi nên hết lần này đến lần khác xin về, trong khi bác sĩ tiên lượng tốt. 

Xuống chăm chồng, vợ lại bị cấp cứu

Hoàn cảnh của gia đình anh Phùng Văn Long, SN 1985 ở thôn Trạng Sô, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái khiến cho nhiều người ở khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện E) không khỏi xót xa. Đã nhiều lần người mẹ nghèo của anh Long xin bác sĩ cho đưa con về vì gia cảnh quá khó khăn, không có tiền điều trị. Không những vậy, người vợ của anh là chị Lý Thị Chuyên vừa mới đây đòi xuống chăm sóc chồng không may bị ngất khiến cả viện náo loạn. Cảnh người chồng nằm liệt trên giường bệnh, vợ lại bệnh thần kinh phải cấp cứu sau khi lên cơn động kinh thật đau lòng.

 - Ảnh 1.

Anh Long đang cấp cứu trong phòng hồi sức tích cực. Ảnh GD

Hai vợ chồng anh Long lấy nhau đã 4 - 5 năm nhưng chưa có con chung. Anh Long là lao lao động chính trong gia đình, chỗ dựa của người vợ bệnh tật, bố mẹ già. Ngày mưa cũng như ngày nắng, anh không dám nghỉ buổi làm nào cả. Cuộc sống quanh năm với ít ruộng không đủ lo cho người thân, gần đây anh Long đi theo bạn xuống Hà Nội làm thuê. Ngày 14/4, trên đường từ quê xuống đi làm không may anh Long bị tai nạn ở trên đường cao tốc.

Những ngày này, một mình bà Đặng Thị Lan, SN 1962 người dân tộc Phù Lá phải gồng mình chăm sóc hai con. Nhiều ngày chăm con không ngủ, khuôn mặt thất thần, đôi mắt thâm quầng, bà Lan kể mà nước mắt lưng tròng thấm ướt chiếc khẩu trang đang đeo. Bà bảo hôm nhận được tin con bị tai nạn, vợ của anh Long cũng mới bị lên cơn động kinh. Một mình bà xuống viện, nhìn thấy con nằm bất động trên giường bệnh, tim bà thắt lại.

"Con dâu đòi xuống chăm chồng, vậy mà vừa xuống lại phải cấp cứu vì lên cơn động kinh. Giờ hai người nằm ở đây tôi càng không biết phải làm sao nữa" - bà Lan nói.

Nhiều lần xin con về vì không còn tiền

Khi con trai bị tai nạn, trong nhà không có tiền, hàng xóm thương tình gom góp một ít và bà Lan phải bán đi quả đồi để vào viện cứu con. Giờ đây, trong người bà Lan đã không còn một đồng bạc lẻ nào, không có tiền mua thuốc cho con, chi phí điều trị cũng đang nợ nại.

"Tôi không muốn cho con về đâu nhưng giờ mà cho ở lại tôi không biết phải làm thế nào khi thuốc thang của con mỗi ngày quá nhiều. Đồi bán được 55 triệu cả cây và đất để cứu con giờ đã hết rồi" – bà Lan nghẹn ngào nói.

 - Ảnh 2.

Bà Lan lo lắng khi con vẫn còn nằm liệt. Ảnh PT

Mỗi ngày nằm viện của anh Long là mỗi ngày lòng người mẹ nghèo như lửa đốt. Chỉ riêng tiền thuốc cứ 2 ngày là bà phải mua mất vài triệu đồng dù có bảo hiểm y tế. Đấy là còn chưa kể tiền viện phí, khoản tiền cho việc phẫu thuật… cứ nghĩ tới là nước mắt bà lại chảy ra, nhìn đâu cũng thấy bế tắc.

Bà Lan cho biết thêm, trước đây anh Long từng bị tai nạn khi đang học cấp 3. Lần đó mắt của anh bị hỏng và cũng từ đó sức khỏe bị giảm sút. "Nhà toàn người bệnh nên bế tắc, giờ 2 con lại nằm đây nữa …". Nói đến đây, người mẹ nghèo ngồi bệt xuống sàn buồng bệnh, ôm mặt khóc nức nở. Bà vừa khóc vừa trách ông trời sao bất công với gia đình quá. Vì không có tiền ở viện, bà Lan cũng chẳng dám thuê phòng trọ. Mỗi tối bà lại nằm ở một góc cầu thang. Bữa ăn của bà cũng nhờ những người xung quanh trợ giúp, khi thì lấy những xuất cơm từ thiện.

 - Ảnh 3.

Mỗi tối bà Lan lại nằm ở một góc cầu thang

Được biết, anh Long nhập viện trong tình trạng chảy máu não, được chỉ đạo mổ cấp cứu lấy máu tụ trong não. Hiện anh đã qua cơn nguy kịch, đã bắt đầu nhận biết. Tuy nhiên liệt nửa người chưa vận động được, chưa nói được, phải ăn bằng đường xông… Nhận định về trường hợp của anh Long, các bác sĩ đều cho rằng khả năng bình phục của anh rất lớn. Sau khi sức khỏe ổn định hơn, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tiếp đến chân…

 - Ảnh 5.

Căn nhà của gia đình anh Long

Hoàn cảnh gia đình bệnh nhân vô cùng khó khăn, trong khi anh Long phải dùng nhiều loại thuốc đắt đỏ mà bảo hiểm y tế không chi trả. Hiện gia đình không còn tiền để đóng tiếp viện phí. Tới đây anh Long phải phẫu thuật, gia đình chưa biết phải xoay xở ra sao. Các bác sĩ cũng đang tìm cách để kêu gọi và rất mong các nhà hảo tâm cứu giúp người đàn ông tội nghiệp này.

Mọi sự giúp đỡ gia đình anh Long - Mã số 751 xin gửi về:

1. Bà Đặng Thị Lan, ở thôn Trạng Sô, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 751

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 751

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0366542024.

4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

Đề gửi Mã Số 751

Vợ chồng nghèo mong sự giúp đỡ của cộng đồng để con thơ mắc bệnh tim hiếm gặp duy trì sự sốngVợ chồng nghèo mong sự giúp đỡ của cộng đồng để con thơ mắc bệnh tim hiếm gặp duy trì sự sống

SKĐS - Số phận đã nghiệt ngã với Bảo Khang ngay từ khi chưa chào đời, em đã mang trong mình bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp. Để duy trì sự sống cho Bảo Khang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Xem thêm video đang được quan tâm

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng.


Phương Thuận
Ý kiến của bạn