Hà Nội

Căng thẳng Nga-Ukraine tại Crimea: Ukraine sẽ phải “nhún”?

13-08-2016 21:09 | Quốc tế
google news

SKĐS - Sau những động thái căng thẳng cuối tuần qua, có vẻ như Ukraine sẽ xuống thang khi Moscow tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai bên nếu cần thiết. Một loạt bài toán hóc búa đã được đặt ra đối với Ukraine sau những tuyên bố cứng rắn của Nga.

Trong cuộc điện đàm với Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden cuối tuần qua, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko khẳng định Kiev muốn tránh gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Moskva. Trang web của tổng thống Ukraine nêu rõ Tổng thống PoroshenkoKiev tránh làm gia tăng căng thẳng liên quan đến những cáo buộc "vô căn cứ" của Moskva.

Quan hệ Nga và Ukraine đã trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi FSB thông báo bắt giữ một nhóm biệt kích tại Crimea, cũng như ngăn chặn thành công âm mưu tấn công khủng bố nhằm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng trên bán đảo này. Theo FSB, Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine đã đứng sau âm mưu khủng bố trên tại Crimea.

Cang-thang-Nga-Ukraine-Putin-tuyen-bo-khong-khoan-nhuong

Tổng thống Putin tuyên bố không khoan nhượng trước những âm mưu tấn công nước Nga

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedevcho biết, nước này có thể buộc phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine nếu cuộc khủng hoảng liên quan đến những đối tượng người Ukraine gây rối ở bán đảo Crimea trở nên tồi tệ hơn. “Những âm mưu tấn công ở Crimea là hành động phá hoại chính trị, mang tính chất tội phạm và nó sẽ được điều tra để tiến hành các thủ tục pháp lý”, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev phát biểu tại Sochi nơi diễn ra phiên họp của Hội đồng liên chính phủ Á – Âu. “Những người liên quan cũng như những người đứng đằng sau hành động này cần phải chịu trách nhiệm. Tôi không muốn sự việc kết thúc theo cách này, nhưng nếu không còn cách nào khác để thay đổi tình hình”.

Trước đó, Tổng thống Putin đã tuyên bố sẽ không khoan nhượng với những kẻ “âm mưu phá hoại nước Nga” sau khi Cơ quan An ninh Nga (FSB) tuyên bố phá 2 âm mưu tấn công vũ trang của Ukraine ở Crimea, đồng thời phanh phui một mạng lưới gián điệp ở bán đảo trên. Tất nhiên, Ukraine đã bác bỏ cáo buộc trên của Moscow và cho rằng các thông tin mà FSB công bố là “giả mạo”.

Sẽ đối đầu quân sự?

Hãng tin Anh Reuters cho biết trong hai ngày cuối tuần Nga đã cho triển khai hệ thống tên lửa hiện đại S-400 tới Crimea. Trong khi đó, phía Ukraine cho biết Nga đang tăng cường quân, cùng nhiều vũ khí và trang thiết bị quân sự gần Crimea. Tổng thống Ukraine Poroshenko đã ra lệnh tất cả các đơn vị quân đội ở miền Đông Ukraine "sẵn sàng  chiến đấu".

Kiev, ngay lập tức đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) họp kín để giải quyết căng thẳng mới giữa Nga và Ukraine. Hãng tin AP mô tả bầu không khí cuộc họp “căng như dây đàn” khi Đại sứ Ukraine tại LHQ Volodymyr Yelchenko đã yêu cầu phía Nga đưa ra các chứng cớ. Bộ Quốc phòng Ukraine cho rằng các leo thang chỉ là nỗ lực tạo cớ từ Nga để gây ra các căng thẳng mới đối với Ukraine.

“Các bên cần tránh bất cứ hành động nào có thể dẫn tới việc leo thang xung đột”, bà Federica Mogherini Cao uỷ phụ trách chính sách An ninh và Đối ngoại EU nói. EU cho biết 28 quốc gia thành viên của khối này sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và giới chức các nước sẽ thảo luận về những diễn biến mới trong cuộc họp vào ngày 17/8 tới.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là tình hình Nga-Ukraine sẽ ra sao? “Giới hạn đỏ đã được ấn định nếu NATO kết nạp Ukraine chính thức làm thành viên”, Giáo sư Paul Dibb, chuyên gia Australia nghiên cứu về Nga nói “Đó sẽ là một lời kêu gọi chiến tranh”.


N.Quang
Ý kiến của bạn
Tags: