Hà Nội

Căng thẳng do đại dịch có thể gây viêm não dù không mắc COVID-19

17-03-2022 15:03 | Thông tin dược học

SKĐS - Các yếu tố căng thẳng do đại dịch gây ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Ngay cả đối với những người chưa bị nhiễm SARS-CoV-2, nghiên cứu mới cho thấy đại dịch COVID-19 có thể gây ra viêm não, góp phần gây ra mệt mỏi, khó tập trung và trầm cảm.

Ngoài việc gây ra số ca nhiễm trùng và tử vong đáng kinh ngạc, đại dịch COVID-19 đã dẫn đến những gián đoạn kinh tế và xã hội đáng kể, tác động đến cuộc sống của một bộ phận lớn dân số thế giới theo nhiều cách. Ngoài ra, kể từ khi bắt đầu đại dịch, mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ phổ biến của các triệu chứng tâm lý, mệt mỏi, sương mù não và các tình trạng tâm thần khác đã tăng lên đáng kể bao gồm cả ở những người không bị nhiễm COVID-19.

Những căng thẳng của đại dịch có thể gây viêm não dù không mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Các yếu tố căng thẳng do đại dịch COVID-19 gây ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Để hiểu rõ hơn về tác động của đại dịch đối với sức khỏe não bộ và tâm thần, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu hình ảnh não, tiến hành các bài kiểm tra hành vi và thu thập mẫu máu từ một nhóm tình nguyện viên không bị nhiễm bệnh, trước và sau khi thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để hạn chế sự lây lan của đại dịch. Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà điều tra tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts.

Những người tham gia nghiên cứu cho thấy mức độ tăng cao của hai dấu hiệu viêm thần kinh là sự chuyển hóa protein (được đo bằng chụp cắt lớp phát xạ positron) và myoinositol (được đo bằng quang phổ cộng hưởng từ).

Myoinositlo là một loại đường carbocyclic có nhiều trong não làm trung gian dẫn truyền tín hiệu tế bào để đáp ứng với nhiều loại hormone, chất dẫn truyền thần kinh và các yếu tố tăng trưởng. Nồng độ trong máu của hai dấu hiệu viêm - interleukin-16 và protein hóa trị monocyte-1 - cũng tăng ở những người tham gia nghiên cứu, mặc dù ở mức độ thấp hơn.

Những người tham gia báo cáo các triệu chứng liên quan đến tâm trạng và mệt mỏi về tinh thần và thể chất cao hơn cho thấy mức độ chuyển hóa protein cao hơn ở một số vùng não nhất định, so với những người báo cáo ít hoặc không có triệu chứng. Ngoài ra, mức chuyển hóa protein cao hơn tương quan với  biểu hiện của một số gen liên quan đến các chức năng miễn dịch.

"Đại dịch COVID-19 đã chứng kiến sự bùng nổ các nghiên cứu về tác động của sự giãn cách xã hội và lối sống liên quan đến đại dịch nhưng đối với sức khỏe não của những người không bị nhiễm vẫn chưa được khám phá. Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh một ví dụ về việc đại dịch đã ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người ngoài những tác động trực tiếp do chính virus gây ra", TS. Ludovica Brusaferri, tác giả của nghiên cứu cho biết.

Ông cũng lưu ý rằng việc thừa nhận vai trò của chứng viêm thần kinh trong các triệu chứng mà nhiều người trải qua trong đại dịch có thể chỉ ra các chiến lược khả thi để can thiệp giảm bớt. Ví dụ, các can thiệp hành vi hoặc dược lý được cho là để giảm viêm - như tập thể dục và một số loại thuốc - có thể hữu ích như một phương tiện để giảm các triệu chứng khó chịu này.

Những phát hiện này cũng hỗ trợ thêm cho quan điểm rằng các sự kiện căng thẳng có thể đi kèm với chứng viêm não. Điều này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các biện pháp can thiệp cho một số lượng lớn các rối loạn liên quan đến căng thẳng.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Phát hiện bằng chứng Deltacron có thật

Duy Đăng
(Theo Newsharvard)
Ý kiến của bạn