Căng thẳng an ninh biển Đông: Việt Nam - Nhật Bản là đối tác chiến lược

22-03-2014 09:47 | Quốc tế

SKĐS- Chủ tịch nước Việt Nam trong chuyến thăm này ông là một trong những vị khách hiếm hoi được Nhật Hoàng dành những tình cảm trang trọng nhất với một buổi tiệc chiêu đãi cấp nhà nước cùng với Hoàng thân, Chủ tịch Trương Tấn Sang có bài phát biểu quan trọng tại Quốc Hội Nhật Bản.

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Nhật Bản, động thái này có thể được coi là một trong những nỗ lực được hiệu chỉnh bởi cả Việt Nam và Nhật Bản nhằm tô đậm mối quan hệ đối tác chiến lược hiện có của hai nước và cũng là để đáp ứng với các thách thức an ninh mà họ phải đối đầu.

Chủ tịch nước Việt Nam trong chuyến thăm này ông là một trong những vị khách hiếm hoi được Nhật Hoàng dành những tình cảm trang trọng nhất với một buổi tiệc chiêu đãi cấp nhà nước cùng với Hoàng thân, Chủ tịch Trương Tấn Sang có bài phát biểu quan trọng tại Quốc Hội Nhật Bản. Hành động này đã cho thấy được tầm quan trọng mà Nhật Bản hết sức coi trọng trong mối quan hệ chiến lược với Việt Nam.

Thực tế chiến lược đã hoàn toàn đã nổi lên trong những năm gần đây, nổi lên một cách mạnh mẽ hơn, đó là Trung Quốc, họ đã nổi lên như một mối quan tâm lớn về an ninh và là mối đe dọa quân sự trong khu vực châu Á Thái Bình Dương...

Nhật Bản thừa nhận vị trí chiến lược quan trọng và vai trò của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và đã không ngừng đầu tư về chiến lược, chính trị và kinh tế vào Việt Nam trong thập kỷ qua. Nhanh chóng thêm vào nhiều đường nét đáng kể cho mối quan hệ đối tác chiến lược dường như được phát sinh từ những hành động quân sự hung hăng và áp đặt bởi Trung Quốc trong những năm gần đây đối với Việt Nam trên vùng Biển Đông và chống Nhật Bản trên vùng biển Hoa Đông.

Tính cấp thiết của việc tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản có thể nhìn thấy từ tần số của trao đổi ở mức cấp cao các chuyến thăm và các cuộc đối thoại chiến lược vào năm 2013 và năm 2014. Thủ tướng Abe Nhật Bản đã thăm Việt Nam trong tháng 1 năm 2013 sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 12 năm 2013 và bây giờ là chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Việt Nam từ ngày 16-19 tháng ba năm 2014. Xen kẽ là các cuộc đối thoại chính thức các cấp giữa hai nước.

Điều đáng chú ý và nhấn mạnh là cả ba chuyến thăm trên đều nhấn mạnh việc củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trước chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam đến Nhật Bản, Chủ tịch Trương Tấn Sang trong một phát biểu với các phương tiện truyền thông Nhật Bản tại Hà Nội, bên cạnh việc nói đến việc tăng cường sự hợp tác chính trị, kinh tế và khoa học giữa hai nước, ông cũng nhấn mạnh rằng trong chuyến thăm Nhật Bản lần này ông sẽ tìm kiếm sự hợp tác về an ninh quốc phòng lớn hơn từ Nhật Bản.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 16-20/3 theo lời mời của Nhật hoàng Akihito

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 16-20/3 theo lời mời của Nhật hoàng Akihito

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, cái
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, cái "bắt tay" lịch sử nâng tầm quan hệ chiến lược hai nước. Nguồn ảnh: TTXVN

"Mối quan hệ giữa Hà Nội và Tokyo đã bước vào một giai đoạn mới và là một đối tác chiến lược với sự tin tưởng sâu sắc hơn góp phần vào hòa bình và ổn định trong khu vực và trên toàn thế giới."

"Việt Nam với một lịch sử oanh liệt đã đánh bại nhiều đế quốc trong thế giới và hiện nay cùng với Nhật Bản để phấn đấu cho một mối quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương."

Đáng chú ý, Nhật Bản và Việt Nam dường như đã bước vào một giai đoạn mới của mối quan hệ đối tác chiến lược hiện nay của họ, cả Nhật Bản và Việt Nam có khả năng tạo ra điểm chung chiến lược lớn hơn trong các sáng kiến làm thế nào để phối hợp tốt nhất để có thể đảm bảo an ninh hàng hải trong khu vực căng thẳng Tây Thái Bình Dương.

Chủ tịch nước Việt Nam phát biểu được các phương tiện truyền thông Nhật Bản trích dẫn với các điểm sau đây:

- Việt Nam và Nhật Bản sẽ thảo luận về việc nâng cao quan hệ đối tác chiến lược lên một tầm cao mới.

- Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề an ninh hàng hải trong việc thực hiện các công ước an toàn và an ninh hàng hải và tuân thủ UNCLOS.

- Nhật Bản và Việt Nam sẽ thảo luận về việc hải quân Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam.

- Nhật Bản sẽ tìm cách hỗ trợ Việt Nam để tăng cường khả năng hàng hải của Việt Nam.

Bên cạnh các lĩnh vực hợp tác như an ninh quốc phòng, cần phải nhấn mạnh rằng Nhật Bản đã tham gia sâu sắc trong lĩnh vực kinh tế với Việt Nam và là nhà tài trợ và đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Thương mại song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam đứng ở mức 25,6 tỷ USD vào năm 2013 và FDI năm 2013 đạt 5,7 tỷ USD chiếm 26.6% trong tổng số FDI đầu tư vào Việt Nam.

Nhật Bản cũng đang đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển ở Việt Nam như kéo dài từ sân bay, nhà máy thuỷ điện và đường cao tốc vv. Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Nhật Bản trong dự án nhà máy điện hạt nhân dân sự.

Vì vậy, những gì người ta đang chứng kiến là sự khai mở của một mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản với ý thức "an ninh quốc gia toàn diện" với việc Nhật Bản sẵn sàng bảo lãnh. Một Việt Nam mạnh mẽ với vai trò vị trí quan trọng có thể bổ sung đáng kể vào nhu cầu an ninh quốc gia của Nhật Bản.

Việt Nam-Nhật Bản trong mối quan hệ đối tác chiến lược là một vấn đề quan tâm đặc biệt của Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc đã thông qua các biện pháp đối lập và các hành động quân sự cưỡng chế đối với Việt Nam và Nhật Bản trong khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông. Chưa có phản ứng nào được Trung Quốc phát đi, chứ không phải chỉ là những thông báo ngắn gọn về chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam đến Nhật Bản và một số dữ liệu kinh tế.

Đáng chú ý, ở những nơi khác trong khu vực và trên toàn cầu đã có rất nhiều những đánh giá và nhận xét về các khía cạnh chiến lược của hợp tác an ninh ngày càng tăng giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Phân tích, tầm nhìn chiến lược của Việt Nam cần được khen ngợi ở chỗ là hiện nay Việt Nam có mối "quan hệ đối tác chiến lược" tương tự với cả Nhật Bản và Ấn Độ, hai cường quốc mới nổi ở châu Á và cùng đang ganh đua với Trung Quốc trong không gian chiến lược ở châu Á cũng như an ninh và sự ổn định châu Á.

Quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam với Nhật Bản và Ấn Độ không nên xem đây là sự khởi đầu của một liên minh an ninh mới ở châu Á-Thái Bình Dương. Cần phải xem đây như là sự hình thành của hai thỏa thuận chiến lược nối kết vơi nhau mà cả ba nước lại chia sẻ mối quan tâm chiến lược chung và có một điểm chung chiến lược trong việc đối phó với các thách thức an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Một điểm cuối cùng cần phải được nhấn mạnh là các đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản và Ấn Độ - Việt Nam là các đối tác chiến lược độc lập của mối quan hệ Nhật Bản với Ấn Độ và Mỹ, hơn nữa đây là mối quan hệ đối tác chiến lược duy nhất nằm giữa các cường quốc châu Á.

Kết luận, sự phát sinh một cách hợp lý trên, nên hy vọng rằng cả Việt Nam và Nhật Bản sẽ cố gắng để thêm vào những đường nét thực sự của mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản trong những năm tới, với những tham chiếu đặc biệt đối với an ninh hàng không và an ninh hàng hải ở Tây Thái Bình Dương để hàng hóa được tự do lưu thông và an ninh hàng hải được đảm bảo "chung trên toàn cầu"và cả hàng hải và hàng không tuân theo tiêu chuẩn quốc tế. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam từ ngày 16 đến 19 tháng 3 năm 2014 cần phải được xem như là một thời điểm xác định trong sự phát triển thực chất của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản.

 

 

 


Ý kiến của bạn