Hà Nội

Căng cơ quá mức: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

14-10-2024 17:41 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Căng cơ là do các chuyển động lặp đi lặp lại tại một phần cơ thể sẽ làm mất cân bằng hệ thống cơ bắp, tạo áp lực lớn và liên tục lên các khớp và dây thần kinh.

7 cách kéo căng cơ đơn giản, giúp nhanh chóng giảm căng thẳng7 cách kéo căng cơ đơn giản, giúp nhanh chóng giảm căng thẳngSKĐS - Một vài phút thư giãn với những động tác kéo căng cơ đơn giản có thể giúp bạn nhanh chóng giảm căng thẳng về thể chất và tinh thần… để tiếp tục làm việc hiệu quả hơn.

1. Tổng quan về căng cơ quá mức

Đây là tình trạng phần cơ bắp nào đó trên cơ thể bị kéo giãn vượt quá giới hạn chịu đựng bình thường của cơ kèm theo đó là cảm giác đau mỏi, khó chịu, thậm chí vùng cơ bị căng sẽ sưng tấy, bầm tím.

Căng cơ quá mức có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào, nhưng thường gặp nhất ở chân, tay, thắt lưng, cổ, vai, gân khoeo sau đùi. Khi bạn có chế độ tập luyện thường xuyên, tần suất dày đặc với cường độ cao, mang vác đồ nặng sai tư thế,... sẽ khiến cho các cơ luôn trong tình trạng quá tải. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng cơ bắp bị căng cứng quá mức.

Căng cơ là do các chuyển động lặp đi lặp lại tại một phần cơ thể sẽ làm mất cân bằng hệ thống cơ bắp, tạo áp lực lớn và liên tục lên các khớp và dây thần kinh.

Căng cơ là do các chuyển động lặp đi lặp lại tại một phần cơ thể sẽ làm mất cân bằng hệ thống cơ bắp, tạo áp lực lớn và liên tục lên các khớp và dây thần kinh.

2. Nguyên nhân khiến căng cơ quá mức

Căng cơ quá mức thường xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Khởi động sai cách trước khi tập luyện thể dục thể thao hoặc tham gia các hoạt động thể lực quá sức.
  • Cơ thể có độ giãn cơ kém.
  • Hoạt động quá sức, mang vác nặng quá mức.
  • Hậu quả của các hoạt động lặp đi lặp lại như: Đánh tennis, bóng chày, thường xuyên ngồi làm việc sai tư thế, dáng đứng hay ngồi sai tư thế,... Trường hợp này dễ dẫn tới căng cơ mạn tính.
  • Khi đang chạy nhảy, ném một vật nào đó.
  • Do thời tiết, nhất là mùa đông lạnh.

Căng cơ quá mức không ngoại trừ độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, các vận động viên, hoạt động thể thao thường xuyên có nguy cơ cao hơn. Việc chúng ta làm việc quá sức, không khởi động khi tập luyện hoặc thực hiện vận động chân tay nào đó đều tiềm ẩn nguy cơ căng cơ.

3. Triệu chứng căng cơ quá mức

Những người bị căng cơ quá mức thường gặp các dấu hiệu sau:

  • Đau một vùng cơ khi nghỉ ngơi.
  • Vùng da bên ngoài cơ bị sưng tấy, đỏ hoặc sưng.
  • Cảm thấy đau nhiều khi sử dụng cơ bắp đang tổn thương hoặc khớp liên quan đến cơ đó.
  • Gân cơ bị yếu.
  • Một số trường hợp nặng, cơ bị rách nghiêm trọng gây đau đớn quá mức nên gần như không cử động được.
  • Chạm vào thấy mềm ở khu vực xung quanh vùng chấn thương.
  • Cơn đau đột ngột và dữ dội.
  • Sưng ngay sau khi căng cơ quá mức.

Các dấu hiệu này thường kéo dài trong khoảng một đến một vài tuần rồi tự khỏi với trường hợp căng cơ nhẹ. Còn các trường hợp nặng thậm chí có thể kéo dài hàng tháng. Người bệnh cũng không nên chủ quan vì có những trường hợp căng cơ nặng, đã bị rách cơ sẽ phải đi thăm khám xác định chính xác tình trạng và có biện pháp điều trị can thiệp để tránh biến chứng lâu dài cho sức khỏe.

4. Điều trị căng cơ quá mức

Phần lớn các trường hợp đều có thể tự chữa trị tại nhà. Người bệnh có thể:

  • Nên dừng ngay các hoạt động tập luyện hay công việc khi bị căng cơ để nghỉ ngơi.
  • Chườm đá: khoảng 15 – 20 phút, mỗi lần cách nhau 60 phút, thực hiện khoảng 1 – 3 ngày.
  • Băng ép, quấn quanh vùng cơ bị căng cho tới khi tình trạng sưng thuyên giảm.

Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương cơ, người bệnh sẽ được bác sĩ đề nghị các phương án điều trị như: Sử dụng thuốc giãn cơ, corticoid, thuốc kháng sinh/kháng virus.

Ngoài ra được tư vấn tập vật lý trị liệu để thư giãn, khôi phục chức năng của cơ, đặc biệt là trường hợp điều trị rách cơ sau phẫu thuật. Người bệnh thường được hướng dẫn các bài tập kéo giãn, tăng cường sức cơ với cường độ phù hợp. Một số trường hợp có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp như siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu, massage…

Căng cơ quá mức: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh- Ảnh 3.

Các mức độ của căng cơ.

5. Các biện pháp phòng ngừa căng cơ quá mức

Căng cơ là chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, tập luyện và lao động. Để hạn chế hiện tượng này xảy ra, bạn cần thực hiện:

  • Khởi động để làm ấm cơ thể, kéo giãn các cơ trước khi tập luyện hoặc làm việc nặng.
  • Duy trì thói quen vận động cơ thể mỗi ngày để giúp tăng tính linh hoạt cho cơ.
  • Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu.
  • Nên thực hiện đúng tư thế, không gắng sức nếu nâng vác vật nặng,
  • Tránh ngồi hoặc đứng sai tư thế.
  • Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Bổ sung thực phẩm giàu canxi và magie, vitamin B, đó là nên ăn mỗi ngày rau bina, cải xanh, các loại đậu, củ cải, bí ngô, gạo, hạt vừng, hạt hướng dương, yến mạch, tôm, cá, sữa, phô mai.
  • Khởi động trước bất kỳ buổi luyện tập thể dục thể thao nào. Khởi động kỹ sẽ chuẩn bị cho cơ thể bạn hoạt động với cường độ cao hơn giúp cơ thể bạn có thời gian để điều chỉnh theo nhu cầu tập luyện và có thể giúp tăng phạm vi chuyển động và giảm độ cứng.
  • Dành thời gian giãn cơ sau khi tập thể dục. Kéo giãn từ từ, giữa mỗi lần giãn cơ có thời gian nghỉ để cơ có thời gian đáp ứng và kéo dãn ra.
  • Nếu bạn bị chấn thương trước đó, hãy dành thời gian để cơ hồi phục hoàn toàn trước khi trở lại chơi thể thao. Với các chấn thương nhẹ có thể mất 10 ngày đến 3 tuần hoặc với các chấn thương nặng chẳng hạn như căng gân cơ đùi sau, cơ cần được nghỉ ngơi tối thiểu là 6 tháng.
  • Với phụ nữ nên chọn loại giày phù hợp, tránh thường xuyên mang giày quá cao.



Bs. Lê Thọ
Tags:
Ý kiến của bạn