Do được dùng trong điều trị nhiều bệnh liên quan đến các tình trạng trên nên triamcinolon được các nhà bào chế sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau giúp thuận tiện trong sử dụng. Ví dụ, dạng hít (bình xịt định liều qua đường mũi và miệng) dùng trong hen phế quản và các tình trạng co thắt phế quản. Dạng uống và dạng tiêm (viên nén, ống tiêm) dùng trong các bệnh như thấp khớp, dị ứng... Dạng dùng ngoài (kem bôi, mỡ, bột nhão) thường dùng để trị một số bệnh ngoài da có đáp ứng với steroid.
Triamcinolon tôi là thuốc có tác dụng tốt nhưng lại có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Hơn nữa, đường dùng thuốc và liều dùng tùy thuộc vào tình trạng bệnh và đáp ứng của người bệnh, không ai giống ai, nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua dùng.
Thế nhưng trên thực tế, do vẫn còn tình trạng mách nhau dùng thuốc, dùng lại đơn thuốc cũ của những lần đi khám bệnh trước... của người dân đã dẫn đến tình trạng dùng thuốc không đúng bệnh, không đúng liều... Việc lạm dụng thuốc này có thể gây ra sự ức chế trục dưới đồi - tuyến yên, tuyến thượng thận bao gồm tăng huyết áp, phù, tim to, suy tim sung huyết, giảm kali huyết. Không chỉ có vậy, triamcinolon còn gây ra tình trạng đái tháo đường, loãng xương, teo co, yếu cơ, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể... mặc dù trước đây người bệnh chưa hề bị tình trạng này. Khi dùng tôi lâu dài có thể gây nhiễm khuẩn, vết thương lâu lành... Đối với dạng dùng ngoài da, nếu dùng trên diện rộng, nhất là khi da tổn thương, triamcinolon tôi có thể gây tác dụng toàn thân nguy hiểm như khi uống và tiêm.
Khi dùng thuốc trong thời gian dài cần ngừng thuốc phải ngừng từ từ. Việc ngừng thuốc từ từ này cũng tùy thuộc vào đáp ứng của từng cá thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn trong từng trường hợp cụ thể. Ngừng hoặc giảm liều đột ngột có thể thúc đẩy suy thượng thận cấp với biểu hiện như: khó chịu, yếu cơ, thay đổi tâm thần, đau cơ, khớp, tróc da, khó thở, chán ăn, buồn nôn, nôn, sốt, hạ đường huyết, hạ huyết áp, mất nước, có thể dẫn đến tử vong. Một số trường hợp, ngừng thuốc đột ngột lại kích thích bệnh cũ tái phát...