Cẩn trọng với tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

02-01-2022 07:00 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Các nhà nghiên cứu của Đại học Tâm thần Hoàng Gia Anh khuyên nên kê đơn ít thuốc chống trầm cảm hơn và trong thời gian ngắn hơn, bởi mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ liên quan đến loại thuốc này.

Trầm cảm: Dùng thuốc nào, cách ứng phó và phòng ngừaTrầm cảm: Dùng thuốc nào, cách ứng phó và phòng ngừa

SKĐS - Trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, thậm chí người bệnh có thể tự sát.

Thuốc chống trầm cảm có thể gây nhiều tác dụng phụ

Các tác giả cho biết, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng có liên quan đến một loạt các tác dụng phụ. Khoảng 1/5 bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) cho biết ban ngày thường bị buồn ngủ, khô miệng, đổ mồ hôi nhiều hoặc tăng cân. 

Có ít nhất 1/4 số bệnh nhân có khó khăn về tình dục; khoảng 1/10 mắc các triệu chứng bồn chồn, co thắt cơ hoặc co giật, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy hoặc chóng mặt. Tỷ lệ gặp các tác dụng phụ có thể cao hơn ở những người dùng thuốc chống trầm cảm kéo dài hơn 3 năm. Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gặp: Tê liệt cảm xúc và choáng váng về tinh thần.

Các nhà nghiên cứu cho hay, việc kê đơn thuốc chống trầm cảm, chủ yếu là các nhóm thế hệ mới - chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI) tăng đều đặn ở Anh. 

Trong năm 2019-2020, ước tính 7,8 triệu người (tương đương 1/6 người lớn) tại Anh được kê với ít nhất một đơn thuốc có chứa các thuốc chống trầm cảm, trong đó, tỷ lệ phụ nữ chiếm hơn 50%.

photo-1640960954612

Cần cân nhắc khi kê đơn thuốc chống trầm cảm.

Nghiên cứu cho thấy, phần lớn bằng chứng về hiệu quả của thuốc chống trầm cảm ở người lớn trong các thử nghiệm có đối chứng với giả dược chỉ kéo dài 6-12 tuần. Mặc dù thuốc chống trầm cảm có vai trò quan trọng ở những bệnh nhân trầm cảm nặng, nhưng ở người bị trầm cảm nhẹ đến trung bình hoặc những người có các triệu chứng chưa đủ điều kiện gọi là trầm cảm, thuốc chống trầm cảm chưa thật sự có hiệu quả.

Ở thanh thiếu niên và trẻ em hiệu quả còn kém thuyết phục hơn. Trong khi đó, số lượng thanh niên từ 12 đến 17 tuổi được kê đơn thuốc chống trầm cảm đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2005 đến năm 2017.

Không những thế, nghiên cứu còn cho thấy, những bệnh nhân tiếp tục điều trị với các thuốc này thường gặp phải các triệu chứng cai nghiện: Lo lắng, mất ngủ, trầm cảm, kích động và thay đổi cảm giác thèm ăn, có thể cản trở hoạt động xã hội và làm việc, đặc biệt nếu ngừng điều trị đột ngột.

photo-1640960956923

Bệnh trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp.

Làm gì để hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm?

Các nhà nghiên cứu cho hay, triệu chứng cai thuốc chống trầm cảm ngày càng phổ biến, kéo dài và nghiêm trọng hơn so với những gì đã được công nhận trước đây. Do đó, cần khuyến cáo cho bệnh nhân về các nguy cơ này. Đồng thời cảnh báo các bác sĩ cần thận trọng khi kê đơn thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân.

Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, cách tốt nhất là nên giảm liều dần dần. Do đó, để cân bằng giữa lợi ích và tác dụng không mong muốn này, các bác sĩ cũng cần thực hành kê đơn thuốc chống trầm cảm một cách thận trọng hơn, có thể kê đơn sử dụng thuốc trong thời gian ngắn hơn.

photo-1640960959696

Tập thể dục thường xuyên cũng giúp giảm trầm cảm.

Bên cạnh việc điều trị cần có các các biện pháp cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân trầm cảm:

Chế độ ăn uống lành mạnh.

Tập thể dục đều đặn, vừa sức, ít nhất 15 phút mỗi ngày: Đi bộ, đạp xe, dọn nhà cửa, đi dạo, chăm sóc gia đình…

Ngủ đủ giấc, trung bình 7-8 tiếng/ngày.

- Gặp mặt bạn bè, người thân.

- Lên kế hoạch du lịch, vui chơi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Theo chân cán bộ và lực lượng y tế cấp phát thuốc điều trị F0 tại nhà.

DS. Hoàng Vân
(Theo medicalxpress.com, 20/12/2021)
Ý kiến của bạn