Tramadol là một trong nhiều phương pháp điều trị phổ biến được khuyến nghị cho bệnh viêm xương khớp và các tình trạng đau khác. Việc sử dụng tramadol, một loại thuốc giảm đau opioid tác dụng trung ương và hỗn hợp, đã tăng đều đặn trong thập kỷ qua, do lợi thế an toàn được nhận thấy so với các thuốc opioid như morphin, oxycodone và hydrocodone.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây báo cáo rằng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng hơn về độ an toàn của tramadol.
Tác dụng giảm đau của tramadol là qua trung gian thụ thể opioid chủ yếu do chất chuyển hóa có hoạt tính M1 (O-desmethyltramadol), trong khi sự ức chế tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh là do thuốc gốc gây ra. Sự chuyển đổi thành chất chuyển hóa M1 được thực hiện chủ yếu thông qua enzym CYP2D6, enzym này thể hiện sự biến đổi di truyền đáng kể, do đó tác dụng dược lý của tramadol bị ảnh hưởng bởi tương tác thuốc-thuốc và thuốc-gen.
Các tác dụng phụ của tramadol như an thần và khả năng gây hội chứng serotonin, hạ natri máu... đã được các bác sĩ lâm sàng xác định, tuy nhiên các cơn co giật và hạ đường huyết do tramadol gây ra đặc biệt có hại cho người lớn tuổi và có thể làm tăng thêm nguy cơ té ngã và gãy xương.
Nguy cơ về các tác dụng ngoại ý có liên quan đến lâm sàng của tramadol tăng cao đặc biệt ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận.
Vì vậy, Hiệp hội Dược sĩ tư vấn Hoa Kỳ khuyến nghị, không nên kê toa tramadol cho người lớn tuổi mà không xem xét đầy đủ các nguy cơ và tác hại tiềm ẩn liên quan đến tình trạng dư thừa serotonergic, co giật, ngã và tương tác thuốc-thuốc.
Kiến thức về sự biến đổi di truyền này đối với phản ứng giảm đau của tramadol và khả năng tương tác thuốc-thuốc có thể giúp tối ưu hóa việc kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa sự xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Điểm mặt những nguyên nhân viêm họng, đau họng