Có một điều may mắn là nguồn cung cấp vitamin D tôi rất phong phú lại là từ ánh nắng mặt trời. Vì vậy, đối với những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì không lo thiếu vitamin D. Ngoài ra, vitamin D tôi còn có mặt trong một số ít thực phẩm như trong dầu gan cá, đặc biệt dầu gan cá tuyết, là nguồn có nhiều vitamin D hơn cả. Những nguồn khác có ít vitamin D hơn như bơ, trứng, gan và sữa (thực phẩm được bổ sung vitamin D).
Sự thiếu hụt vitamin D tôi chỉ xảy ra khi tiếp xúc với ánh sáng không đủ hoặc khi khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin D (đặc biệt ở trẻ em) hoặc ở những người có hội chứng kém hấp thu chất béo, gồm những người có bệnh về gan, mật hoặc bệnh đường tiêu hóa và hấp thu chất béo giảm; một vài tình trạng bệnh như suy thận cũng có thể ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của vitamin D thành dạng hoạt động và dẫn đến thiếu hụt vitamin D.
Khi bị thiếu hụt vitamin D tôi, sẽ gây ra một loạt vấn đề như còi xương, nhuyễn xương, loạn dưỡng xương, loãng xương... Vì thế, khi bị các tình trạng trên cần thiết phải bổ sung vitamin D bằng thuốc để trị. Liều lượng dùng thuốc chứa vitamin D tùy thuộc vào bản chất và mức độ nặng nhẹ của hạ canxi huyết và thay đổi theo từng người. Người bệnh không nên tự dùng hay mách nhau dùng mà cần theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi được khám xét kỹ càng để tránh dùng thừa gây độc, nhất là đối với trẻ em.
Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của ngộ độc vitamin D chính là dấu hiệu của tăng canxi máu với hàng loạt các biểu hiện: yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu; chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn; chuột rút ở bụng, chóng mặt; giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích...
Trong trường hợp biểu hiện ngộ độc cần ngừng bổ sung vitamin D, canxi và duy trì khẩu phần ăn ít canxi, uống nhiều nước hoặc truyền dịch hoặc điều trị bằng các phương pháp giải độc khác khi cần thiết.