Do vậy, nhu cầu thuốc chữa bệnh xương khớp, cũng như nhu cầu tìm đến các sản phẩm hỗ trợ bệnh xương khớp khá cao. Đáp ứng nhu cầu đó, các sản phẩm điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp được quảng cáo và tràn lan trên thị trường. Trong đó phải kể đến thực phẩm chức năng glucosamine được người tiêu dùng lựa chọn. Chính vì lẽ đó mà đã xuất hiện hàng giả glucosamine.
Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường đã bắt giữ hàng chục tấn thực phẩm chức năng giả, trong đó có sản phẩm glucossamin. Các sản phẩm này được dán nhãn ngoại như Úc, Mỹ, Nhật và được bán tràn lan trên thị trường, qua mạng internet...
Chị Hoàng Thị Thủy (Hà Nội) cho biết, chính bản thân mình đã mua phải glucossamine được quảng cáo là hàng xách tay từ Mỹ về sử dụng, nhưng không thấy hiệu quả hỗ trợ điều trị. Sau khi được hướng dẫn thì chị mới biết mua phải hàng nhái, hàng giả. Mặc dù đến nay chị cũng chưa rõ là uống phải thuốc giả có ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe hay không. Nhưng chị cũng rất lo lắng và ấm ức vì bị lừa đảo khi mua hàng giả với giá “cắt cổ”.
Nhu cầu sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng để chữa bệnh là chính đáng, nhưng để bảo vệ mình, tránh tiền mất tật mang thì người tiêu dùng cần biết cách phân biệt hàng giả - hàng thật. Theo một đơn vị phân phối hàng chính hãng cho biết, để phân biệt hàng giả - hàng thật không khó, chỉ cần nhận biết các dấu hiệu như sau:
Hàng thật sẽ có nhãn phụ, ghi rõ thành phần, công dụng, cách dùng, hãng sản xuất, nhà nhập khẩu; có dấu mộc đỏ của đơn vị nhập khẩu, tem chống hàng giả của Bộ Công an...
Khi dọi đèn hồng ngoại vào tem sẽ hiện lên dòng chữ “C54 Bộ Công an” được ẩn trong tem và chỉ khi dọi đèn hồng ngoại thì dòng chữ này mới hiện lên.
Hàng thật, dòng chữ hạn sử dụng được khắc lazer lõm xuống, khi sờ nhẹ lên đó thấy có nhám. Hàng giả được in chất lượng kém, khi sờ tay không thấy được vết lõm và nhám như hàng thật.