Cần thiết ban hành Luật Phòng chống tác hại rượu bia

11-06-2018 06:42 | Thời sự
google news

SKĐS - “Việc sử dụng rượu bia ngày càng gia tăng đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người uống và có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác. Ảnh hưởng, nguy hại đối với sức khỏe do sử dụng rượu bia đều có và chỉ khác nhau về mức độ, phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người uống và cách thức uống; không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn.

Do đó, việc ra đời một Dự luật về Phòng, chống tác hại của rượu, bia là hoàn toàn cần thiết”- đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội diễn ra cuối tuần qua.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người uống bia rượu cao. (Ảnh minh họa)

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người uống bia rượu cao. (Ảnh minh họa)

Tại phiên họp, Ủy ban về các vấn đề xã hội và đại biểu đã nghe tiến độ xây dựng và những nội dung chính, nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; báo cáo thực trạng của tình trạng kinh doanh rượu, bia ở Việt Nam và kiến nghị về hoàn thiện chính sách; báo cáo dự kiến lộ trình tăng thuế rượu, bia ở Việt Nam và góp ý về quy định Qũy nâng cao sức khỏe trong dự án Luật phòng, chống tác hại rượu, bia; kinh nghiệm của Thái Lan về xây dựng và thực thi pháp luật về lĩnh vực này... Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu bia gồm 6 chương, 22 điều, trong đó có đề xuất các biện pháp giảm tác hại, giảm mức tiêu thụ, kiểm soát việc cung cấp rượu bia...

Theo thông tin của ban soạn thảo, tình hình sản xuất, buôn bán, sử dụng rượu, bia trong cả nước tuy có giảm song vẫn ở mức cao, đứng thứ 29 trên thế giới. Hiện sản lượng rượu năm 2016 tới 305,2 triệu lít; bia tới 4 tỷ lít. Việt Nam là nước có tỷ lệ người uống rượu, bia cao. Đáng chú ý việc sản xuất rượu, bia ở nhiều nơi chưa được kiểm soát chặt chẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ngộ độc thực phẩm...

Tại phiên họp, nhiều ý kiến của các đại biểu cho rằng cần sớm ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia để tăng cường quản lý cũng như hạn chế tình trạng sản xuất, sử dụng rượu, bia. Có chế tài xử phạt nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm...

Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, việc sử dụng rượu bia nhiều sẽ dẫn đến nhiều hệ quả như: tai nạn giao thông (50% tai nạn giao thông là do rượu bia), bạo hành, bạo lực gia đình và xã hội. Mặt khác rượu bia là nguyên nhân gây đến đột quỵ, viêm tụy cấp, ung thư gan ảnh hưởng tinh thần, trí tuệ suy giảm. Do đó, Bộ trưởng mong muốn Luật phòng, chống tác hại rượu bia sớm được ra đời để đảm bảo cho vấn đề an sinh xã hội cũng như sức khỏe của người dân.

Bộ trưởng cũng khẳng định, để Luật đi vào thực tiễn thì cần có quỹ riêng cho phòng chống tác hại của rượu, bia, nâng cao sức khỏe. Quỹ này cần được kiểm soát hoạt động một cách công khai minh bạch đảm bảo kinh phí đầy đủ, ổn định, linh hoạt để công tác nâng cao sức khỏe đạt được hiệu quả cao.

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu và cho rằng những ý kiến này là cơ sở để Ban soạn thảo bổ sung, điều chỉnh trong dự án Luật bảo đảm khách quan, sát thực tiễn. Đồng chí đề nghị Ban soạn thảo khẩn trương hoàn thiện để trình các cấp có thẩm quyền trong thời gian sớm nhất.

Cũng liên quan đến dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, cuối tuần qua, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo truyền thông về dự thảo luật này. Tại hội thảo, ông Nguyễn Phương Nam - cán bộ của WHO cho biết, năm 2010, Việt Nam đứng thứ 94 trong danh sách các nước dùng nhiều rượu bia. Đến năm 2016, đã tiến lên vị trí 64. Việt Nam đã tiến rất nhanh trong danh sách này. Tại khu vực châu Á, Việt Nam hiện xếp thứ 3 cùng với Thái Lan về mức tiêu thụ rượu bia, sau Hàn Quốc, Lào và cao hơn nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ...

WHO nhấn mạnh, phòng ngừa tác hại của rượu bia bằng cách kiểm soát giá, thuế, quảng cáo, khuyến mại, tài trợ; cấp phép các điểm bán và thời gian bán. Kiểm soát giá được coi là biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát, giảm tiêu thụ rượu bia. Nghiên cứu cho thấy nếu tăng giá bán 25% thì giảm 11% nhu cầu sử dụng rượu bia. Nhiều nước hiện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên đồ uống có cồn. 50% quốc gia quy định điểm bán, giờ bán. Tại Thuỵ Điển, nhà nước độc quyền cung cấp rượu bia thông qua 431 điểm bán; chỉ mở cửa 10h sáng đến 6h chiều. Tại Phần Lan, nhà nước cũng độc quyền tại hơn 300 điểm bán


Thái Bình
Ý kiến của bạn