Theo Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật, số người khuyết tật còn trong độ tuổi lao động là 61%, trong đó 40% còn khả năng lao động. Trình độ học vấn của người khuyết tật thấp, hơn 41% số người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên không biết chữ và số có trình độ từ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên chỉ chiếm 19,5%. Về trình độ chuyên môn, hơn 93% người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên không có chuyên môn; số có bằng cấp từ chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 6,5%.
Thúc đẩy sự tự tin hòa nhập cộng đồng đối với người khuyết tật
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến người khuyết tật. Sự quan tâm đó thể hiện bằng rất nhiều các chính sách đã ban hành để hỗ trợ một cách tốt nhất cho người khuyết tật hòa nhập với cuộc sống, tạo bình đẳng trong xã hội.
Năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về người tàn tật, theo đó quyết định lấy ngày 18 tháng 4 hằng năm là Ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật. Đến năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật Người khuyết tật. Đặc biệt là năm 2014, Quốc hội đã phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Đề án trợ giúp Người khuyết tật giai đoạn 2015-2020. Năm 2021, Chính phủ ban hành Chương trình trợ giúp Người khuyết tật giai đoạn 2031-2030.
Muốn người khuyết tật xóa đi mặc cảm của bản thân, xóa đi sự tự ti để hòa nhập vào cộng đồng xã hội, trước hết, cộng đồng xã hội cũng như gia đình người khuyết tật luôn phải quan tâm, đồng hành, sẻ chia với họ. Cộng đồng xã hội cũng như gia đình người khuyết tật phải cùng và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp họ có thể hòa nhập một cách bình đẳng vào cộng đồng xã hội.
Triển khai mở rộng các mô hình, hoạt động giúp đỡ động viên người khuyết tật hòa nhập cộng đồng
Liên hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam đã và đang triển khai rất nhiều các hoạt động để hỗ trợ các tổ chức của người khuyết tật và vì người khuyết tật trên quy mô toàn quốc. Liên hiệp Hội đã đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực người khuyết tật, thúc đẩy thành lập các tổ chức của người khuyết tật ở các địa phương.
Đây cũng chính là mái nhà chung để người khuyết tật đến, được sẻ chia, hoạt động. Và cũng là nơi gửi gắm tâm tư, nguyện vọng để cùng tìm ra tiếng nói chung. Từ đó, họ có thể họ truyền tải tới các tổ chức đó những bất cập, khó khăn để tìm ra hướng giải quyết. Mặt khác, thông qua đó, tổ chức nâng cao năng lực, tổ chức tập huấn cho các tổ chức hội. Liên hiệp hội hướng dẫn các hội thành viên của người khuyết tật lập kế hoạch về những dự án nhỏ để vận động chính sách, giúp hội có nguồn lực để hoạt động trong dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật.
Việc tập huấn xây dựng được mạng lưới truyền thông ở xã, phường để chuyển tải những chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật. Cùng với đó là xây dựng những các mô hình về phục hồi chức năng cho đối tượng này.
Bởi thực tế là hiện nay, nhiều trẻ khuyết tật không đủ điều kiện để đến trường.
Việt Nam hiện có hơn 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo và cận nghèo.
Đến nay, theo Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật, số người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí đạt hơn 1,1 triệu người. 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ em khuyết tật không đến được trường lớp bình thường, đã thống nhất được ngôn ngữ kí hiệu và chữ nổi Brail trong toàn quốc. Hàng năm có khoảng 19 nghìn người khuyết tật được dạy nghề tạo việc làm; giới thiệu việc làm cho khoảng hơn 20 nghìn lượt người khuyết tật với tỷ lệ thành công đạt trên 50%, khoảng gần 40 nghìn người khuyết tật được vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm với lãi suất ưu đãi…
Xem thêm video được quan tâm
Nam giới ăn đậu phụ có yếu sinh lý- - SKĐS