Phân biệt cận thị và lão thị
Cận thị và lão thị đều là các bệnh lý ở mắt gây ảnh hưởng đến thị lực, tầm nhìn của người bệnh nhưng đây là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau.
Bệnh cận thị: mắt bị cận thị chỉ nhìn rõ được những vật ở gần, tầm nhìn xa giảm, không thể nhìn rõ chi tiết của hình ảnh.
Bệnh lão thị: mắt bị lão hóa dần theo tuổi tác, các cơ quan của mắt dần không còn đủ khỏe nên khiến thị lực suy giảm, mắt không thể nhìn tốt các hình ảnh ở gần nhưng nhìn xa lại tốt hơn.
Khác với cận thị, lão thị là một vấn đề do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên không ai có thể phòng tránh, ngăn ngừa được.
Triệu chứng bệnh lý
Cận thị và lão thị đều gây ảnh hưởng đến thị lực nên một số triệu chứng có thể giống nhau khiến người bệnh nhầm tưởng. Tuy nhiên vẫn có nhiều dấu hiệu bệnh khác nhau và có phần đối lập. Bạn cần chú ý kỹ các dấu hiệu bất thường của mắt để có thể nhận biết và phân biệt chính xác bệnh.
Đối tượng mắc bệnh
Cả cận và lão thị đều là bệnh lý ở mắt mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nếu không chăm sóc, bảo vệ mắt. Cụ thể các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như sau:
Cận thị | Lão thị |
Phần lớn người bị cận thị được phát hiện ở lứa tuổi đi học, trong đó nhóm nguy cơ cao gồm: Gia đình có người bị cận thị. Thói quen học tập, làm việc thiếu khoa học. Trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân.
| Người sau tuổi 40 bất kể nam hay nữ đều sẽ có dấu hiệu của lão thị. Người cận thị bị lão thị trễ hơn. Người viễn thị sẽ bị lão thị sớm hơn. Bệnh nhân tiểu đường và tim mạch có nguy cơ bị lão thị sớm trước 40 tuổi. |
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân của cận thị và lão thị cũng hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
Các nguyên nhân gây ra tật cận thị gây ra ở mọi lứa tuổi bao gồm: bẩm sinh; Học tập, làm việc trong môi trường thiếu sáng hoặc ánh sáng quá chói, ngồi sai tư thế; Khoảng cách đọc sách, sử dụng thiết bị điện tử quá gần; Thiếu vận động, thể dục, thể thao, tham gia hoạt động ngoài trời…
Trong khi đó, lão thị là một quá trình tự nhiên của cơ thể mà bất kỳ ai khi bước sang tuổi 40 tuổi đều phải đối mặt. Nguyên nhân chính là do thủy tinh thể của mắt dần bị xơ cứng, giảm khả năng đàn hồi và khó thay đổi hình dạng nên khiến hình ảnh rơi vào phía sau võng mạc gây ra triệu chứng nhìn xa rõ, gần mờ.
Cận thị và lão thị có thể xuất hiện cùng lúc không?
Trả lời câu hỏi, cận thị và lão thị có thể xuất hiện cùng lúc không, các chuyên gia Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho hay, do cơ chế gây bệnh của cận thị và lão thị hoàn toàn khác nhau nên 2 bệnh này có thể xuất hiện cùng một lúc.
Người bị cận thị từ lúc trẻ thì quá trình lão thị sẽ muộn hơn người bình thường. Thông thường sau 40 tuổi mắt sẽ dần có các dấu hiệu của sự lão hóa, mắt bị lão thị khiến thị lực bị ảnh hưởng.
Khi mắt có dấu hiệu của lão thị, người bị cận thị nhẹ sẽ có cảm giác như đã khỏi cận vì có thể nhìn gần và nhìn xa đều được. Tuy nhiên cận thị không thể tự khỏi, hiện tượng này là do cận thị - lão thị xuất hiện cùng lúc khiến người bệnh nhầm lẫn. Người bị cận - lão thị sẽ phải đeo kính đa tròng hoặc điều trị phẫu thuật để mang lại đôi mắt sáng khỏe hơn.
Phương pháp điều trị phổ biến nhất
Cận thị và lão thị có thể được khắc phục thị lực bằng việc đeo kính hoặc phẫu thuật để trị dứt điểm. Tùy theo tình trạng sức khỏe, mức độ cận, lão thị mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp với bệnh nhân.
Đối với đeo kính: Người cận thị hay lão thị đều có thể đeo kính gọng hoặc kính áp tròng phù hợp với mắt và đúng độ cận /lão của mình để cải thiện thị lực, giúp mắt nhìn rõ hơn.
Đối với người vừa bị cận thị, vừa bị lão thị thì phải dùng loại kính chuyên dụng là kính hai tròng hoặc đa tròng để giúp nhìn rõ ở mọi cự ly và ngăn ngừa bệnh diễn biến xấu đi. Bất kể dùng kính gì bạn cũng cần kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng /lần để thay kính mới nếu có tăng độ.
Phẫu thuật để cải thiện tầm nhìn của người bị cận thị, lão thị.
Đối với phẫu thuật: Người bị cận thị có thể phẫu thuật điều trị cận sau 18 tuổi trở lên với nhiều phương pháp phẫu thuật hiện đại như: phẫu thuật Lasik, Phương pháp Relex Smile, Phẫu thuật Femto Lasik, Phẫu thuật Phakic ICL,...
Lão thị có thể dùng một trong các phương pháp phẫu thuật sau đây để lấy lại thị lực tốt nhất: Phẫu thuật Phaco (phẫu thuật đặt kính nội nhãn) hoặc phương pháp Presbyond.
Theo các chuyên gia Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, người vừa cận thị vừa lão thị sẽ có phương pháp phẫu thuật riêng, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết phương pháp điều trị dựa vào tình trạng của mắt. Người bệnh cần đến bệnh viện có uy tín để được bác sĩ khám, kiểm tra mắt toàn diện và đưa ra lời khuyên tốt nhất.
Bên cạnh việc điều trị thì người bị cận thị, lão thị cần chăm sóc, bảo vệ mắt tại nhà để hạn chế bệnh tiến triển nhanh, giúp mắt khỏe mạnh hơn, tăng cường thị lực. Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học, ăn uống đầy dinh dưỡng, bảo vệ mắt trước môi trường và khám mắt định kỳ 6 tháng /lần.
Picture 5