Triệu chứng
• Khi xem tivi hay học ở lớp, trẻ phải chạy lại gần mới nhìn thấy, hoặc trẻ thường phải chép bài của bạn.
• Kết quả học tập giảm sút, hay chép đề bài sai hoặc viết sai chữ.
• Hay nheo mắt, nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở xa.
• Hay dụi mắt dù không buồn ngủ.
• Sợ ánh sáng hoặc chói mắt.
• Trẻ hay kêu mỏi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt.
• Nhắm một mắt khi đọc hoặc khi xem tivi.
• Không thích các hoạt động liên quan tới thị giác gần như: vẽ hình, tô màu hay tập đọc, hoặc các hoạt động liên quan tới thị giác xa như chơi ném bóng.
Nguyên nhân
• Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ.
• Trẻ nhẹ cân: Hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng dưới 2,5 kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
• Trẻ sinh thiếu tháng từ hai tuần trở lên thường bị cận khi học vỡ lòng.
• Di truyền: Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con là 100%.
• Trẻ xem tivi quá gần: Nếu trẻ xem tivi nhiều hơn hai giờ đồng hồ mỗi ngày với khoảng cách từ mắt tới tivi nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều.
Cách phòng chống
• Kỵ xem sách báo, hoặc viết chữ dưới ánh nắng, ánh sáng quá mạnh hoặc quá tối.
• Chỗ học tập phải có đủ ánh sáng.
• Không đọc sách, viết chữ trong thời gian dài. Sau một giờ là phải nghỉ đọc, nghỉ viết, nhìn xa để cho mắt nghỉ ngơi thư giãn. Không nên xem tivi từ 2-3 giờ liền.
• Không nên để khoảng cách đọc sách và viết chữ quá gần. Khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30-50cm. Đồng thời, phải chú ý đến cả tỉ lệ cao - thấp của ghế tựa.
• Khi viết không nên để đầu nghiêng ngả, không nằm khi xem sách hay vừa ăn vừa xem sách báo, xem tivi, vừa đi vừa ăn.
• Có thể nhỏ thuốc giúp mắt thư giãn, chống mỏi mệt.
• Tránh ăn nhiều đường, chú ý ăn các thực phẩm gồm các chất protein, vitamin...
• Có tới 20% trẻ sơ sinh mắc bệnh tắc tuyến lệ bẩm sinh.