Cần sớm 'chốt' phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tránh để học sinh bị động

09-08-2023 10:53 | Thời sự

SKĐS - Về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều giáo viên và chuyên gia cho rằng, dù Bộ GD&ĐT chọn phương án thi nào thì cũng cần chốt sớm để học sinh có cơ sở trong việc chọn môn học phù hợp với khả năng và mong muốn nghề nghiệp.

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 thế nào mới đảm bảo chuẩn đầu ra?Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 thế nào mới đảm bảo chuẩn đầu ra?

SKĐS - Chuyên gia nêu quan điểm về phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 nào sẽ phù hợp với tuyên bố chuẩn đầu ra của Chương trình GDPT 2018, đặc biệt với các trường của khối ngành chăm sóc sức khỏe.

Bộ GD&ĐT dự kiến tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ chung đề, chung đợt, cho học sinh tự quyết định chọn môn học để dự thi tốt nghiệp trong số các môn học lựa chọn.

Về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhóm nghiên cứu đề xuất 2 phương án. Theo đó, phương án 1 gồm 6 môn, trong đó 4 môn bắt buộc (Toán - Ngữ văn - Lịch sử - Ngoại ngữ) + 2 môn tự chọn (trong số các môn học sinh chọn học ở lớp 12). Phương án 2: gồm 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc (Toán - Ngữ văn) + 2 môn tự chọn (trong số các môn học sinh chọn học ở lớp 12).

Học sinh cần xác định môn học lựa chọn phù hợp

Chia sẻ với PV báo Sức khỏe&Đời sống, cô giáo Nguyễn Thị Lợi (ở Phú Thọ) - một giáo viên dạy môn Sinh học cấp THPT đã nghỉ hưu và có hai cháu năm học tới sẽ lên lớp 10 vào lớp 11 cho rằng rất quan tâm tới phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 bởi 2-3 năm tới là thời gian các cháu của cô Lợi sẽ thi tốt nghiệp THPT.

"Dù Bộ GD&ĐT chọn phương án 1 hay 2 thì cũng cần chốt sớm một phương án để học sinh có cơ sở chọn môn học phù hợp với khả năng và mong muốn nghề nghiệp tương lai của các em", cô Lợi nếu quan điểm.

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Cần triển khai sớm, tránh biến động - Ảnh 2.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Cô Lợi cho biết, từ năm học 2022 - 2023, học sinh lớp 10 bắt đầu với Chương trình giáo dục phổ thông mới. Để đáp ứng mục tiêu giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, lớp 10, học sinh sẽ có những môn học bắt buộc và môn học lựa chọn. Môn học lựa chọn là các môn học mà học sinh được lựa chọn học để phù hợp với mục tiêu định hướng cho nghề nghiệp. Việc xác định các môn học lựa chọn phù hợp sẽ giúp học sinh tập trung vào thế mạnh và mục tiêu, đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, công sức để phát hiện và theo đuổi nghề nghiệp tương lai.

Về dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đánh giá, dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025 trở đi cơ bản giống với hiện nay, chưa có đột phá. Việc tiếp tục sử dụng kết quả của kỳ thi để xét tuyển đại học, cao đẳng cần thay đổi bởi hai lý do.

Thứ nhất, kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích đánh giá chất lượng dạy, học ở bậc phổ thông, đề thi thường dễ, độ phân hóa thấp nhằm đảm bảo công bằng và đánh giá đúng thí sinh cả nước. Trong khi đó, để xét tuyển vào đại học, cao đẳng cần phân hóa chất lượng học sinh càng rõ càng tốt. Vì vậy, nếu vẫn tiếp tục để các trường đại học sử dụng kết quả của kỳ thi này làm tuyển sinh là bất cập.

Thứ hai, các trường đại học, cao đẳng đã tự chủ tuyển sinh, nhiều phương thức lựa chọn thí sinh như xét học bạ, xét điểm kỳ thi riêng, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế... Do vậy, không cần thiết dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

Ông Khang đề nghị bỏ nội dung "cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong việc tuyển sinh theo tinh thần tự chủ" ra khỏi dự thảo mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025 trở đi.

Nên kết hợp với các trường đại học giúp học sinh thuận lợi trong lựa chọn

Về phía trường đại học, ông Tô Văn Phương - Trưởng phòng Đào tạo (Trường Đại học Nha Trang) kỳ vọng, phương án đổi mới về phương thức thi, xét và công nhận tốt nghiệp theo hướng cần giảm áp lực và tốn kém cho xã hội nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy, trung thực và đánh giá đúng được năng lực người học. Từ đó, làm cơ sở nền tảng cho các trường đại học, cao đẳng trong công tác xét tuyển đầu vào. "Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 trở đi, nhà trường mong sẽ sớm ban hành phương án chính thức để có cơ sở pháp lý quan trọng cho các trường cân nhắc sử dụng kết quả thi trong việc tuyển sinh thời gian tới".

Thầy Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) bày tỏ ủng hộ phương án thi 4 môn bắt buộc. Tuy nhiên, với hai môn lựa chọn, thầy Nguyễn Tùng Lâm kiến nghị Bộ GD&ĐT nên kết hợp với các trường đại học để xây dựng thành những mã ngành phù hợp yêu cầu tuyển sinh giúp học sinh thuận lợi trong lựa chọn. Ví dụ, cùng với 4 môn bắt buộc kết với với hai môn tự chọn nào sẽ ra kết quả những ngành nghề tuyển sinh như khối A, B, C, D lâu nay. Việc này cần được triển khai sớm và duy trì ổn định, tránh biến động hằng năm.

"Top" những trường đại học có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm'Top' những trường đại học có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm

SKĐS - Theo thống kê, Việt Nam hiện có 6 cơ sở giáo dục đại học có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn