Cần nhân rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV - PrEP
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và cộng đồng người chuyển giới lại có xu hướng tăng lên. Song song với các can thiệp truyền thống như sử dụng bao cao su, chất bôi trơn, thì điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (còn gọi là PrEP) được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo can thiệp có hiệu quả cho các nhóm đối tượng này.
Lợi ích của PrEP
Các nghiên cứu của tổ chức quốc tế đã chứng minh: Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên thuốc mỗi ngày.
PrEP là viên kết hợp hai loại thuốc kháng virut, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể chúng ta bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao virut mới. Nếu dùng hàng ngày theo kê đơn, có thể giảm nguy cơ nhiễm HIV từ 92-99 % ở những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Từ năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo sử dụng PrEP (như là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện bao gồm cả việc sử dụng bao cao su) ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Phương pháp này tuy không thay thế được vắc-xin HIV hay những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV khác nhưng nó cũng là một cách đơn giản có khả năng làm giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM qua các thử nghiệm lâm sàng và qua các can thiệp thực tế trên thế giới. Trước đó, theo một nghiên cứu do PATH thực hiện năm 2016, phần lớn trong số 799 nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới nữ đều tự đánh giá bản thân có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng và chi trả cho PrEP khi dịch vụ này sẵn có tại Việt Nam.
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng PrEP có khả năng giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm trong nhóm MSM.
Điều trị PrEP như thế nào thì hiệu quả?
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo dùng PrEP có chứa tenofovir-TDF hoặc viên kết hợp tenofovir/TDF 300mg+ emtricitabine/FTC 200mg) bằng đường uống với liều dùng hàng ngày (1viên/ngày).
Sau khi uống liên tục 7 ngày thì thuốc có hiệu lực tối đa dự phòng lây nhiễm qua quan hệ tình dục đường hậu môn và sau khi uống liên tục 21 ngày thì thuốc mới có hiệu lực tối đa dự phòng lây nhiễm qua quan hệ tình dục đường âm đạo hoặc đường máu.
Việc tuân thủ uống thuốc hàng ngày là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả dự phòng HIV tối đa (giảm nguy cơ lây nhiễm lên tới >90%). Tuy nhiên nếu dùng thuốc đủ 4 ngày thì cũng đã có hiệu lực bảo vệ đối với dự phòng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đường hậu môn. Kết quả nghiên cứu ban đầu cũng cho biết nếu dùng đủ 7 ngày thì cũng có hiệu lực bảo vệ đối với dự phòng lây nhiễm qua quan hệ tình dục đường âm đạo.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, PrEP không được chỉ định dùng đối với người có viêm gan B vì trong thành phần của thuốc PrEP có TDF (Tenofovir disoproxil fumarate) là thuốc điều trị hiệu quả và đã được phê duyệt đối với viêm gan B. Nếu sử dụng PrEP một thời gian, sau đó ngừng lại thì có nguy cơ khiến viêm gan B trở nên trầm trọng. Vì thế trước khi được chỉ định dùng PrEP cần xét nghiệm máu để biết có nhiễm virut viêm gan B hay không. Nếu có thì cần khám chuyên khoa để xác định xem bạn có chỉ định điều trị viêm gan B không. Nếu không có chỉ định điều trị viêm gan b, thì có thể sử dụng PrEP theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Từ những lợi ích mà PrEP mang lại, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm - PrEP sẽ được triển khai mở rộng ở nước ta trong thời gian tới.
Được biết Bộ Y tế vừa phê duyệt kế hoạch hoạt động triển khai các hoạt động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc triển khai mở rộng Prep tại Việt Nam.
Xuân Thủy
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Da kề da được thực hiện tại BVĐK Quốc Tế Thu Cúc như thế nào?
Hầu hết nữ giới đều từng đau bụng dưới hoặc vùng chậu ở một thời điểm nào đó trong đời. Có những trường hợp không nguy hiểm nhưng có những nguyên nhân gây đau bụng dưới mà chị em không thể xem nhẹ.
- Xử lý viêm xoang không triệt để: coi chừng rước họa vào thân!
- 72 giờ vàng sữa non sau sinh - Mẹ tuyệt đối đừng bỏ lỡ
.jpg)
-
Duy nhất hiện nay tại Việt Nam, viên uống hỗ trợ chiều cao được FDA Mỹ chứng nhận
-
Bố mẹ lùn có thể cao nhờ viên uống Mỹ
-
Phá tan định luật lùn do di truyền với hỗ trợ từ viên uống Mỹ
-
Lùn không còn là nỗi lo cho bố mẹ nhờ viên uống Mỹ
-
Con dậy thì chiều cao vẫn khiêm tốn, bố mẹ nên biết thứ này
-
Rất nhiều bố mẹ Việt chọn viên uống Mỹ này giúp con tăng chiều cao
-
Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
SKĐS - Hiện nay, số trường hợp mắc ung thư miệng đang gia tăng ở một số quốc gia như Anh, Mỹ... Các yếu tố nguy cơ được biết đến gây bệnh lý nguy hiểm này bao gồm hút thuốc lá, uống rượu, nhiễm virut papilloma (HPV), nhai trầu... - Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khẩn cấp: "Kho máu" dự trữ sắp cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp trong 3 ngày nữa
- Giấc mơ trường sinh bất lão và liều thuốc bất tử
- Học cách giữ gìn sức khỏe của người Nhật