Theo nghiên cứu của ĐH Pennsylvania này, thành phần cơ thể của mỗi người và lượng calo hấp thu có thể ảnh hưởng đến thời gian dành cho các giai đoạn ngủ cụ thể.
Trong nghiên cứu này, 36 người lớn khỏe mạnh ngủ 2 đêm liên tiếp, mỗi đêm 10 tiếng trong bệnh viện của ĐH Pennsylvania. Phương pháp đa ký giấc ngủ (ghi lại những thay đổi sinh học xuất hiện trong giấc ngủ) được thực hiện vào đêm thứ hai. Thành phần cơ thể và sự tiêu hao năng lượng khi nghỉ ngơi được đánh giá vào buổi sáng sau đêm đầu tiên. Quá trình hấp thu thực phẩm/đồ uống được đánh giá hàng ngày.
Nhóm nghiên cứu thấy rằng chỉ số khối cơ thể (BMI), phần trăm mỡ cơ thể và tiêu hao năng lượng khi nghỉ ngơi không phải là các yếu tố tiên lượng có ý nghĩa khoảng thời gian cho giai đoạn giấc ngủ , nhưng người lớn thừa cân cho thấy tỷ lệ phần trăm thời gian dành cho giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM), là giai đoạn khi giấc mơ xuất hiện và đặc trưng bởi nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn và giấc ngủ ít phục hồi hơn giai đoạn không REM, cao so với người có cân nặng bình thường.
Nhóm cũng thấy rằng hấp thu protein tăng dự báo giấc ngủ giai đoạn 2 ít, đây là giai đoạn nhịp tim và hơi thở tương đối bình thường và nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ và tiên lượng giấc ngủ REM nhiều hơn.
Trong bối cảnh áp lực gia tăng dẫn đến phải hi sinh giấc ngủ để duy trì năng suất lao động, nghiên cứu này bổ sung kiến thức về cách hành vi lối sống có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Cần có nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu xem việc thay đổi hấp thu protein có làm thay đổi thời gian ngủ REM và tìm ra những cơ chế sinh học làm nền cho mối quan hệ này.