Tình dục (TD) là yếu tố rất quan trọng với cuộc sống của con người. Công ước quốc tế về nhân quyền năm 2001 xác định: “Sinh hoạt TD là thành tốt thiết yếu của chất lượng cuộc sống. Con người có quyền được sinh hoạt TD”…
Thực trạng tệ nạn xã hội, suy đồi đạo đức về TD
Do: thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng, thiếu đạo đức, thiếu văn hóa về TD ở nước ta hiện nay là đáng báo động. Nhiều người (từ già đến trẻ) sinh hoạt TD theo “bản năng, do đó sinh ra rất nhiều hệ lụy như: cưỡng dâm, loạn dâm, hiếp dâm xảy ra (ở cả trẻ vị thành niên và người có tuổi) không ít. Tình trạng: quấy rối TD (công sở). Lạm dụng TD trẻ em, bạo hành trong gia đình diễn ra ở nhiều nơi; mua, bán dâm lén lút và công khai, không kiểm soát nổi. Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên gia tăng... là mầm họa cho các bệnh lây truyền qua đường TD như: lậu, HIV/AIDS... phát triển.
Trong khi đó, cũng có trường hợp con cái không hiểu về nhu cầu TD của cha, mẹ già sống cô đơn nên đã ngăn cản cha, mẹ tái hôn rất quyết liệt...
Chưa có chương trình Giáo dục giới tính cấp Quốc gia
Tùy thuộc vào sự “tự biên, tự diễn” của các ngành Y tế, Giáo dục...
Cho tới giữa thập kỷ 90, ta mới đưa Chương trình Giáo dục giới tính vào các trường phổ thông dưới dạng “Giáo dục về dân số và Sức khỏe sinh sản” một cách sơ lược.(do đó: học sinh thắc mắc, thầy lúng túng không biết cách trả lời. Con trẻ thắc mắc, bố mẹ không giải thích được).
Từ khi nước ta có mạng Internet, đã mang đến cho một bộ phận giới trẻ “một cuộc cách mạng cam về TD”. Những điều: ở trường hỏi thầy không giải đáp được, ở nhà hỏi bố mẹ không trả lời được, vào “mạng” là có ngay, kể cả hình ảnh và phim minh họa. Hậu quả xấu đem lại là: tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên của ta vào hàng cao nhất thế giới. Các vụ án cưỡng dâm, hiếp dâm ở tuổi vị thành niên, các bệnh lây truyền qua đường TD HIV/ AIDS gia tăng. Sống thử trước hôn nhân khá phổ biến. Sử dụng sextoy, búp bê TD, thủ dâm bừa bãi tổn hại sức khỏe, gây bệnh tật...
Theo nhận xét của Google: tỷ lệ truy cập vào các website TD ở nước ta là cao nhất thế giới.
Báo chí từ thập kỷ 90 mới có bài viết về TD, nhưng đáng tiếc là: nhiều tác giả dùng từ mập mờ. Ví dụ: “yêu” để diễn tả các hoạt động TD, làm cho người đọc ngộ nhận (hôn cũng là yêu, ôm nhau cũng là yêu, giao hợp cũng là yêu...) gây ra nhiều hệ lụy xấu trong xã hội.
Cho tới nay (2010) vẫn chưa có: chương trình giáo dục tiền hôn nhân cho thanh niên và các cặp vợ chồng sắp cưới, chẳng khác gì tậu xe ô tô rồi cứ ngồi vào là lái xe chạy được trên đường, không cần: học luật giao thông, học kỹ thuật lái xe, có bằng lái xe. Vì vậy, tai nạn giao thông gia tăng là cầm chắc trong tay.
Giáo trình về TD học ở các trường Đại học, Trung học Y cũng rất sơ sài. Dư luận vẫn còn kỳ thị người đồng tính. Chưa có giáo trình hướng dẫn cách phòng chống lạm dụng TD ở trẻ em....
Nghiên cứu về TD học ở nước ta còn rất sơ sài
Mới có 1 công trình Nghiên cứu về Kiến tạo xã hội của TD ở VN do Viện Nghiên cứu phát triển Xã hội (ISDS) thực hiện từ năm 2003 - 2008 (do Quỹ Ford tài trợ). Tiếp theo, ISDS đang xây dựng thư viện và chuẩn bị cho website chính thống về TD (mục Quân sư tình yêu trên O2TV phát sóng vào thứ 7 hàng tuần từ tháng 6/2010).
Một số giáo sư, bác sĩ, dược sĩ tâm huyết với vấn đề này đa phần là dịch các sách cổ về TD của Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước phương Tây rồi viết bài đăng báo.
TD là một vấn đề thuộc lĩnh vực Khoa học - Nhân văn - Xã hội chứ không đơn thuần là Y học. Do đó, rất cần một chính sách Quốc gia về TD lành mạnh an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống, được thực thi triệt để, nhằm: giáo dục cho mọi người, mọi lứa tuổi: kiến thức, kỹ năng, đạo đức, văn hóa TD.
- Xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Xây dựng xã hội thịnh vượng, văn minh, hòa bình.
- Nâng cao chất lượng giống nòi Việt Nam: trẻ: khỏe đẹp, thông minh; già: minh mẫn, trường thọ.
DS. TRẦN XUÂN THUYẾT