Cần làm gì khi bị dị ứng thức ăn?

09-02-2024 11:00 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Dị ứng thức ăn là phản ứng của hệ thống miễn dịch sau khi tiêu thụ một loại thức ăn cụ thể. Một lượng nhỏ thức ăn gây dị ứng cũng có thể gây ra các triệu chứng như ngứa da, phù nề đường hô hấp, thậm chí là phản ứng dẫn đến nguy cơ sốc phản vệ.

Trẻ bị dị ứng thức ăn cần phải làm gì?Trẻ bị dị ứng thức ăn cần phải làm gì?

SKĐS - Nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng thức ăn với triệu chứng người đột nhiên nổi mẩn đỏ, sẩn ngứa, quấy khóc… khiến các bậc cha mẹ hoang mang, lo lắng. Vậy, dị ứng thức ăn do nguyên nhân gì, cần xử trí và phòng ngừa như thế nào?

Dị ứng thức ăn do đâu?

Các thức ăn chứa nhiều histamin hoặc quá trình chuyển hóa sản sinh ra nhiều histamin và những chất trung gian gây dị ứng khác thường thì sẽ có khả năng dẫn đến tình trạng dị ứng thức ăn. Các chất này tác dụng chủ yếu lên hệ thống mạch máu, gây giãn thành mạch, tăng tính thấm thành mạch. Điều này dẫn đến sự thoát huyết tương và các thành phần trong máu ra khoảng gian bào. Hậu quả là gây ứ đọng, phù nề cục bộ hoặc toàn thân, xung huyết, tiết dịch, tăng co thắt cơ trơn…

Theo một số nghiên cứu cho thấy, các protein gây dị ứng có tính chất bền với nhiệt, không bị phân hủy bởi enzyme tiêu hóa và acid dạ dày. Vì thế, khi được chế biến và đi qua dạ dày thì chúng vẫn giữ nguyên được cấu trúc không gian, hấp thu vào máu và gây các phản ứng dị ứng cho hệ miễn dịch.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây dị ứng thức ăn

Thói quen ăn uống không khoa học thường dễ dẫn đến tình trạng dị ứng thực phẩm. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, các loại hạt, sữa, trứng…

Tuổi tác: Trẻ em thường dễ bị dị ứng với thức ăn hơn so với người lớn, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ phát triển chưa hoàn thiện và dễ phản ứng với các yếu tố lạ trong thực phẩm.

Di truyền: Một số trường hợp dị ứng thức ăn là do di truyền, con cái có nguy cơ cao bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó nếu bố mẹ chúng cũng dị ứng. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như không khí, nguồn nước cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng dị ứng thực phẩm ở người.

Cần làm gì khi bị dị ứng thức ăn?- Ảnh 2.

Thói quen ăn uống không khoa học thường dễ dẫn đến tình trạng dị ứng thực phẩm.

Cách xử trí đúng khi bị dị ứng thức ăn

Việc cần làm đầu tiên khi bị dị ứng thức ăn là xác định được loại thức ăn nào gây dị ứng và không ăn thức ăn đó trong vòng 7 - 14 ngày tiếp theo. Những thức ăn nghi ngờ là những thức ăn sau khi ăn có những biểu hiện như: Ngứa, nổi mề đay, ban đỏ, khó thở, tiêu chảy

Khi bị dị ứng nổi ban đỏ (thường ăn thực phẩm như cua, tôm, socola…) thì không nên tắm, không lau người bằng nước nóng, vì nước nóng sẽ làm nặng thêm, hãy đắp nước lạnh lên chỗ ban mọc. Người bệnh cần mặc quần áo rộng, thoáng và nghỉ ngơi, có thể dùng các thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sau khi ăn thức ăn có chứa hàm lượng đạm cao như thịt gà… hay thức ăn để lâu ngày thường có biểu hiện mẩn ngứa, tốt nhất là không nên ăn những thức ăn đó nữa. Bình thường các triệu chứng này sẽ tự khỏi sau một ngày, nhưng nếu không hết hãy đưa người bệnh đến khám tại cơ sở y tế gần nhất.

Thuốc dùng trong dị ứng thức ăn thường là những thuốc nhằm làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, một điều quan trọng nhất là chống các phản ứng sốc phản vệ. Bởi vì sốc phản vệ chính là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở người bị dị ứng thực phẩm. Những loại thuốc thường dùng trong dị ứng đó là: Epiephrin, kháng histamin, chống co thắt phế quản, corticoid hít hay toàn thân.

Đối với một phản ứng dị ứng nhẹ, thuốc kháng histamin toa hoặc quy định có thể giúp giảm triệu chứng. Các thuốc này có thể được thực hiện sau khi tiếp xúc với một thực phẩm gây dị ứng, để giúp giảm ngứa hoặc phát ban. Tuy nhiên, thuốc kháng histamine không thể điều trị một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Đối với một phản ứng dị ứng nặng với triệu chứng suy hô hấp, hạ huyết áp, bất tỉnh, cần dùng ngay Epinephrine và chuyển đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt trong vòng 8 giờ.

Để đề phòng dị ứng thực phẩm, cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

- Tránh ăn những thức ăn đã từng làm cho bạn bị dị ứng, dù biểu hiện của dị ứng là rất nhẹ. Trước khi quyết định mua một loại thực phẩm nào đó, bạn phải đọc nhãn mác và lưu ý một số từ ngữ không thông dụng sử dụng trên nhãn mác, bao bì sản phẩm như albumin (một thành phần của chất đạm trứng) hoặc casein (đạm sữa).

- Đối với trẻ em: Có tiền sử gia đình bị dị ứng cũng nên cẩn thận và theo dõi trẻ ít nhất đến lúc trẻ được 3 tuổi. Khi trẻ có tiền sử dị ứng thức ăn, khi cho ăn một thức ăn mới thì nên cho trẻ ăn từng ít một, sau mỗi lần ăn nên theo dõi biểu hiện của trẻ. Ngoài ra, nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu, vì sữa mẹ giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn một số dị ứng ở trẻ nhỏ.

- Khi đi ăn tại nhà hàng, hãy nói với người phục vụ về loại thực phẩm bạn bị dị ứng, còn khi nấu ăn tại nhà, tránh dùng chung dụng cụ nhà bếp với những loại thực phẩm bạn bị dị ứng, vì có thể sẽ gây ra phản ứng dị ứng chéo.

- Hiểu về dị ứng là cách tốt nhất giúp bạn dễ dàng vượt qua dị ứng thực phẩm. Vì đây là cách giúp bạn phòng tránh hiệu quả nhất.

BS Nguyễn Mai
Ý kiến của bạn