Cần làm gì để triển khai Kế hoạch điều trị viêm gan virus C ở người nhiễm HIV?

09-11-2024 18:34 | Dược

SKĐS - Kế hoạch điều trị viêm gan virus C ở người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ cao giai đoạn 2024 – 2026 vừa được Bộ Y tế ban hành, với mục tiêu điều trị viêm gan virus C cho 50% người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan virus C vào năm 2025 và đạt 60% vào năm 2026...

Để thực hiện tốt Kế hoạch này, các địa phương cần:

1. Xây dựng kế hoạch, các quy trình chuyên môn khám chữa bệnh BHYT về điều trị viêm gan virus C ở người bệnh HIV và người có hành vi nguy cơ cao

Theo Kế hoạch, các địa phương căn cứ tình hình dịch HIV và viêm gan virus C tại địa phương, xây dựng kế hoạch điều trị viêm gan virus Cngười bệnh HIV và người có nguy cơ cao nhiễm HIV (người đang điều trị methadone, người điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIVPrEP, người tiêm chích ma túy...) với mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể:

- Rà soát, phân tích tình hình dịch HIV, tình hình điều trị ARV, điều trị methadone, điều trị PrEP và các dịch vụ can thiệp giảm hại khác trên địa bàn; xác định số lượng người bệnh HIV, người điều trị methadone cần được làm xét nghiệm antiHCV, xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C, chẩn đoán nhiễm viêm gan virus C và người được chẩn đoán đồng mắc viêm gan virus C được điều trị viêm gan virus C, tại từng tỉnh/thành phố, để đạt mục tiêu chiến lược quốc gia về kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030, trên cơ sở căn cứ chỉ tiêu điều trị viêm gan virus C quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg, tình hình dịch HIV tại địa phương, số lượng người nhiễm HIV đang điều trị ARV, người điều trị methadone.

Viêm gan C - điều trị và phòng bệnh thế nào?

Hình ảnh virus viêm gan C.

- Triển khai hoặc lồng ghép các can thiệp truyền thông tạo cầu về sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm gan virus C với các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho quần thể có hành vi nguy cơ cao. Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động tạo cầu điều trị viêm gan virus C và thông tin quy định về quyền lợi khám chữa, bệnh BHYT đối với điều trị viêm gan virus C cho người nhiễm HIV và quần thể có hành vi nguy cơ cao từng cơ sở cung cấp dịch vụ.

- Khuyến khích giao nhiệm vụ và chỉ tiêu điều trị viêm gan virus C cho các cơ sở điều trị HIV/AIDS căn cứ số lượng người bệnh HIV điều trị ARV, tỷ lệ duy trì điều trị, tình hình tăng trưởng điều trị ARV cho người bệnh HIV mới; người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan virus C đã được điều trị khỏi viêm gan virus C trước đó.

- Xây dựng quy trình lồng ghép sàng lọc, chẩn đoán điều trị viêm gan virus C vào quy trình khám chữa bệnh HIV, điều trị methadone, điều trị PrEP. Tại các cơ sở không đủ điều kiện xét nghiệm, chuyển mẫu hoặc giới thiệu người bệnh đến các cơ sở y tế phù hợp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm gan virus C phù hợp tại từng địa bàn tỉnh/thành phố theo hướng:

+ Tư vấn thực hiện xét nghiệm sàng lọc viêm gan virus C (antiHCV) tại các cơ sở điều trị methadone, cơ sở điều trị PrEP và các cơ sở có triển khai can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm có hành vi nguy cơ cao;

+ Chuyển người bệnh đến cơ sở điều trị HIV/AIDS hoặc cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm phù hợp để được thực hiện xét nghiệm sàng lọc viêm gan virus C, xét nghiệm tải lượng vi rút viêm gan C, chẩn đoán và điều trị viêm gan virus C nếu xét nghiệm này không sẵn có tại cơ sở y tế.

- Xây dựng quy trình phối hợp giữa Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố với phòng khám điều trị HIV, cơ sở điều trị methadone, điều trị PrEP và các nhóm cộng đồng trong tiếp nhận người bệnh trong việc thực hiện các hoạt động tạo cầu và cung cấp dịch vụ chẩn đoán điều trị viêm gan virus C.

- Rà soát, lập bảng danh sách các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh/thành phố thực hiện được xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C, bao gồm các phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn được BHYT chi trả. Trường hợp trên địa bàn tỉnh/thành phố không có các đơn vị này, liên hệ với các tỉnh/thành phố lân cận xác định các cơ sở xét nghiệm có khả năng tiềm năng cung cấp xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C, bao gồm các phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn được BHYT chi trả.

- Xây dựng quy trình thực hiện xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C phù hợp với từng cơ sở y tế, bao gồm quy trình chuyển mẫu xét nghiệm đo tải lượng virus viêm gan C đến các cơ sở xét nghiệm được bảo hiểm y tế chi trả.

- Phối hợp với cơ quan BHXH hướng dẫn, phổ biến các quy định về khám chữa bệnh BHYT đối với điều trị viêm gan virus C cho các cơ sở điều trị HIV/AIDS, hỗ trợ các cơ sở này tiếp cận được với thuốc điều trị viêm gan virus C, xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C và các dịch vụ liên quan khác được Quỹ BHYT chi trả.

- Kết hợp sử dụng nguồn kinh phí cho BHYT chi trả với các nguồn kinh phí hợp pháp khác, bao gồm nguồn viện trợ quốc tế và người bệnh cùng chi trả. Xây dựng quy trình cụ thể trong việc phối hợp sử dụng nguồn tài chính viện trợ và nguồn BHYT chi trả cho điều trị viêm gan virus C tại từng cơ sở y tế được giao nhiệm vụ điều trị viêm gan virus C cho người bệnh HIV.

- Phân công trách nhiệm, cụ thể của từng đơn vị trong việc thực hiện quy trình phối hợp giữa Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố với cơ sở điều trị HIV, cơ sở điều trị methadone, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) và các nhóm cộng đồng trong tiếp nhận người bệnh, thực hiện các hoạt động tạo cầu và cung cấp dịch vụ chẩn đoán điều trị viêm gan virus C cho các đối tượng đích.

2. Xây dựng, phổ biến các thông điệp truyền thông tạo cầu về điều trị viêm gan virus C và phổ biến thông điệp đến người bệnh HIV, người có hành vi nguy cơ cao

Cần làm gì để triển khai Kế hoạch điều trị viêm gan virus C ở người nhiễm HIV?- Ảnh 2.

Xây dựng các thông điệp truyền thông tạo cầu về nguy cơ mắc virus viêm gan C, tác hại của việc không điều trị, sự cần thiết và lợi ích của điều trị viêm gan virus C, tỷ lệ điều trị khỏi viêm gan virus C của các thuốc điều trị viêm gan virus C hiện nay.

Đa dạng các kênh, hình thức cung cấp thông điệp truyền thông đến người bệnh nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV, nhân viên y tế đang cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, các nhóm dựa vào cộng đồng tiếp cận với quần thể nguy cơ cao như người tiêm chích ma túy; Triển khai truyền thông dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số về dự phòng, chẩn đoán và điều trị viêm gan virus C ở người nhiễm HIV.

Triển khai các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông nhóm nhỏ, lồng ghép trong việc tư vấn, tổ chức các buổi truyền thông, hội thảo, tập huấn về phòng chống bệnh viêm gan vi rút với phòng, chống HIV.

Lồng ghép việc cung cấp thông điệp dự phòng, truyền thông tạo cầu về chẩn đoán, điều trị viêm gan virus C vào công tác tuyên truyền phòng chống viêm gan virus, phòng chống ung thư gan, can thiệp dự phòng nhiễm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục…

Khuyến khích sự tham gia của các nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát việc thực hiện các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV.

3. Tăng cường năng lực trong chẩn đoán và điều trị viêm gan virus C

Tập huấn, hội thảo cập nhật kiến thức về sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm gan virus C, theo dõi, giám sát và chia sẻ kinh nghiệm về mô hình lồng ghép cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS với điều trị viêm gan virus C.

Cập nhật kiến thức quy định hiện hành về khám chữa bệnh BHYT viêm gan virus C, cụ thể cho từng dịch vụ liên quan, bao gồm xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán, thuốc điều trị viêm gan vi rút C cho các cán bộ y tế liên quan.

4. Cung cấp dịch vụ điều trị viêm gan virus C

Cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị và theo dõi điều trị viêm gan virus C theo hướng dẫn của Bộ Y tế, theo quy trình chuyên môn đã được xây dựng và quy định về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với điều trị viêm gan virus C.

Đa dạng mô hình cung cấp dịch vụ điều trị viêm gan virus C theo hướng cung cấp dịch vụ tại cơ sở y tế hoặc khám chữa bệnh lưu động theo quy định.

Thực hiện quản lý ca bệnh điều trị đồng nhiễm HIV/viêm gan virus C, đặc biệt các trường hợp đã hoàn thành liệu trình điều trị viêm gan virus C. Theo dõi quản lý điều trị, hỗ trợ tuân thủ điều trị hướng dẫn người bệnh không bỏ trị, tham gia điều trị đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tư vấn người bệnh giới thiệu bạn tình, bạn chích chung thực hiện xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán viêm gan virus C để phát hiện và điều trị viêm gan virus C.

Thực hiện cung cấp dịch vụ, thanh quyết toán theo các quy định của nhà tài trợ nếu sử dụng các dịch vụ viện trợ như thuốc điều trị viêm gan virus C, các xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán và xác định kết quả điều trị viêm gan virus C.

5. Hỗ trợ kỹ thuật, theo dõi và giám sát

Các địa phương tổng hợp và phân tích dữ liệu về điều trị viêm gan virus C định kỳ hằng quý, hằng năm; cải thiện chất lượng căn cứ theo kết quả các chỉ tiêu về điều trị viêm gan virus C định kỳ hằng quý, hằng năm; hỗ trợ kỹ thuật định kỳ, tập trung việc phân tích vấn đề căn cứ kết quả dữ liệu báo cáo.

Lồng ghép các hoạt động kiểm tra, giám sát đối với điều trị viêm gan virus t C ở người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ cao với công tác phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý.

Mời độc giả xem thêm:

Dấu hiệu nhận biết viêm gan CDấu hiệu nhận biết viêm gan C

SKĐS - Viêm gan C là một bệnh lây truyền qua đường máu. Viêm gan C nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…

Xuân Thủy
Ý kiến của bạn