Mô hình trạm xá, bệnh xá kết hợp quân dân y đang được triển khai ở các đảo khu vực miền Trung và vùng biển Tây Nam với các mức độ khác nhau nhưng bước đầu đã mang lại kết quả phục vụ tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, bộ đội trên đảo và vùng biển phụ cận. Công tác vận chuyển người bị thương bị nạn trên biển trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn do thiếu phương tiện vận chuyển, cấp cứu, đặc biệt là thiếu phương tiện chuyên dụng (chưa có tàu bệnh viện) nên cácbộ, ngành, phải vận dụng nhiều loại phương tiện khác nhau như sử dụng các tàu nổi chở hàng hoặc quân sự trọng tải 400 tấn, 600 tấn. Các loại phương tiện này đã qua nhiều năm sử dụng, trang thiết bị cấp cứu không có hoặc rất sơ sài, nhiều thuyền viên chưa được huấn luyện đầy đủ về y tế nên trong quá trình tham gia tìm kiếm cứu nạn, việc cấp cứu cho nạn nhân bị hạn chế rất nhiều, đôi khi tìm kiếm, vớt được nhưng lại không cứu được.
Mặt khác, hiện nay việc vận chuyển bệnh nhân từ đảo ra tàuhoặc từ tàu vào đảo vẫn sử dụng các phương tiện thô sơ như xuồng, thuyền nhỏ, mủng. Còn từ biển, đảo vào đất liền phương tiện vận chuyển bệnh nhân chủ yếu là thuê tàu cá (công suất nhỏ, tốc độ chậm, độ an toàn thấp…) cho nên gặp không ít khó khăn nhất là trong điều kiện biển động. Công tác cứu nạn trên biển cũng còn nhiều bất cập, bên cạnh những vụ việc tìm kiếm, cứu nạn tàu bè thành công cũng còn một số trường hợp gây hậu quả đáng tiếc. Nguyên nhân do bác sỹ của một số đơn vị chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cấp cứu biển, đặc biệt là trợ giúp bằng ngoại ngữ (có các vụ việc liên quan đến tàu nước ngoài, sử dụng tiếng Anh); cơ quan y tế tại một số địa phương còn chưa thật sự coi trọng công tác này... dẫn đến một số vụ việc các Trung tâm tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và nạn nhân chưa nhận được sự trợ giúp như mong muốn. Bên cạnh đó, chưa có quy chế, quy định phối hợp với các lực lượng liên quan như nhiều trường hợp tàu TKCN xuất phát cần có bác sỹ cùng dụng cụ y tế, thuốc men đi cùng để có thể sơ cấp cứu, vận chuyển nạn nhân ngay tại hiện trường, nhưng cũng khá khó khăn, chậm trễ. Thường Trung tâm TKCN phải đề nghị, liên hệ qua rất nhiều cấp như bệnh viện tỉnh, Ban chỉ huy PCLB-TKCN Tỉnh, Biên phòng tỉnh và có khi cần cả sự can thiệp của Uỷ ban Quốc gia TKCN. Có trường hợp, bác sỹ đi cùng nhưng ra đến biển bác sỹ say sóng, không thực hiện được nhiệm vụ. Chính nhu cầu bức xúc về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng nên việc hình thành mạng lưới y tế biển - đảo là cần thiết và cấp bách.
Khám chữa bệnh cho dân ở đảo Trường Sa lớn. |
Thiết lập mô hình thích hợp
Để đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc y tế cho các lao động, nhân dân và bộ đội sống, làm việc trên mọi vùng biển - đảo Việt Nam trong điều kiện thời bình cũng như thời chiến, đồng thời đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã đề cập trong hội nghị Trung ương lần thứ 3 và 4: “Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để vươn ra Biển Đông trong đầu thế kỷ 21, phát triển kinh tế biển, làm giàu cho đất nước”, và đặc biệt là tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết 04 của BCH Trung ương Đảng khóa X, Bộ Y tế xây dựng đề án tổng thể phát triển mạng lưới y tế biển đảo tầm cỡ quốc gia.
Đó là xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của mạng lưới y tế biển - đảo quốc gia trên cơ sở kết hợp quân dân y và các lực lượng khác từ cấp cơ sở là các đơn vị tàu thuyền, giàn khoan, các đảo, quần đảo đến tuyến ven bờ, thiết lập mô hình: Y tế tàu, thuyền (Biển) ↔ Đơn vị y tế Đảo ↔ Trung tâm cấp cứu biển trên bờ nhằm đáp ứng tốt nhất và có hiệu quả nhất trong việc cấp cứu,chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, tham gia tìm kiếm cứu nạn cho cộng đồng cư dân sinh sống và làm việc trên vùng biển - đảo trong thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời tham gia cấp cứu, cứu nạn cho người nước ngoài đang làm việc hoặc di chuyển trên vùng biển Việt Nam.
Để thực hiện điều này phải xây dựng và phát triển mạng lưới y tế biển đảo quốc gia trên cơ sở kết hợp quân dân y kết hợp; xây dựng hệ thống tổ chức cứu vớt, cấp cứu kịp thời các nạn nhân do thảm họa thiên tai trên biển và các tình huống quân sự khác để đáp ứng nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế biển và bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó, cần xem xét bổ sung thêm cơ quan chuyên môn y tế biển cho các tỉnh, thành phố, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc các tỉnh, thành ven biển khi tiến hành sửa đổi bổ sung Nghị định 171/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ qui định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ qui định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Xây dựng các giải pháp cụ thể về bảo vệ môi trường biển - đảo, xử lý các chất thải sinh hoạt và công nghiệp tại các khu công nghiệp, chế xuất ven biển và hải đảo, các biện pháp diệt côn trùng hiệu quả, diệt vectơ truyền bệnh nhằm bảo vệ sức khoẻ, giảm tỷ lệ mắc bệnh và nâng cao chất lượng sức khoẻ, sức bền bỉ dẻo dai cho cộng đồng cư dân sống, làm việc trên biển - đảo. Xây dựng đội ngũ nhân lực y tế có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có năng lực, sức khỏe tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và thực thi nhiệm vụ cứu vớt, cấp cứu ngườibị thương trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt của biển - đảo. Đầu tư trang thiết bị, vật tư y tế cho các cơ sở y tế trên các đảo, quần đảo, các giàn khoan dầu ngoài khơi, các tàu đi biển của ngành Hàng hải, Thuỷ sản và các cơ sở kinh tế biển cũng như các địa phương ven biển. Tập trung xây dựng và củng cố các cơ sở y tế tại các cảng biển thuộc ngành hàng hải quản lý, các cơ sở y tế của các trung tâm hậu cần nghề cá, cảng cá, đặc biệt là các trung tâm cấp cứu biển và các cơ sở chuyên ngành y học biển tại các khu vực trọng điểm ven biển của đất nước nhằm từng bước đảm bảo việc cấp cứu, khám và điều trị bệnh một cách tốt nhất cho nhân dân và các lao động của mọi ngành kinh tế biển. Tập trung đầu tư xây dựng Viện Y học biển và Bộ môn Y học biển của Trường đại học Y Hải Phòng thành viện chuyên khoa và khoa đầu ngành với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đủkhả năng nghiên cứu, đào tạo cán bộ chuyên khoa y học biển cho cả nước và đủ năng lực chỉ đạo tuyến xây dựng chuyên ngành y học biển và mạng lưới y tế biển - đảo trong phạm vi cả nước. Đẩy nhanh việc thành lập các trung tâm y học biển khu vực và các tỉnh, thành ven biển, từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ chiến lược biển Việt Nam cho đến năm 2020.
Xuất phát từ thực trạng tình hình y tế biển - đảo hiện nay, để đảm bảo cho ngành y tế có đủ điều kiện phục vụ sức khỏe nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển trong tình hình mới theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, Bộ Y tế đề xuất, kiến nghị với Nhà nước xem xét phê duyệH F¸ÿð`HYt Dự án “ Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế biển - đảo Quốc gia là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân và bộ đội sống, làm việc trên các vùng biển - đảo Việt Nam để góp phần gìn giữ và bảo vệ chủ quyền của Dân tộc.
TS. LƯƠNG NGỌC KHUÊ (Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế)