Hà Nội

Cần đa dạng mức đóng BHYT

04-03-2014 20:56 | Thời sự
google news

Trong khi BHYT nhà nước rất khắt khe cho dịch vụ y tế thì BHYT tư nhân chi cho bệnh nhân 1.000 USD mỗi ngày.

Trong khi BHYT nhà nước rất khắt khe cho dịch vụ y tế thì BHYT tư nhân chi cho bệnh nhân 1.000 USD mỗi ngày.

Bảo hiểm y tế (BHYT) là toàn dân, nếu bắt buộc thì phải có chế tài và cần phải đa dạng hóa mức đóng BHYT để cho nhiều đối tượng tham gia tùy theo khả năng… là những nội dung đáng lưu ý tại Hội thảo góp ý cho dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT dự kiến trình tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa 13 do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức vào chiều 3-3.

Nhiều gói dịch vụ để dân lựa chọn

Tại hội thảo, hầu hết ý kiến đều đồng tình với quan điểm BHYT là bảo hiểm toàn dân, nếu bắt buộc thì phải có chế tài cụ thể với người không đóng. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, việc chế tài là chưa có và khó vì không phải ai cũng đủ điều kiện để đóng.

Do vậy, hầu hết đại biểu đều đồng tình với quan điểm có nhiều gói dịch vụ y tế để người dân lựa chọn, từ cơ bản tối thiểu đến dịch vụ kỹ thuật cao. “BV An Sinh có hai hệ thống BHYT, tư nhân và nhà nước. Trong khi BHYT nhà nước rất chặt chẽ gây khó khăn trong thanh toán và điều trị thì BHYT tư nhân rất thoải mái. Mỗi ngày họ cho bệnh nhân sử dụng 1.000 USD, chúng tôi xài hết cỡ cho bệnh nhân cũng không hết số tiền đó” - ông Lưu Tấn Khang, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp BV An Sinh, cho biết.

BHYT cần đa dạng hóa gói mua BHYT, đa dạng gói dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng. Ảnh: TÙNG SƠN

Đồng tình với quan điểm trên, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng cần phải đa dạng hóa mức đóng BHYT. Tuy nhiên, mức đóng cơ bản là bắt buộc bởi đây là hình mẫu của nhiều quốc gia. “Không thể chỉ đưa ra mức đóng tối thiểu mà cho hưởng tối đa, ngành y tế sẽ chết do chất lượng không thểnào đáp ứng được. Về gói kỹ thuật cao, người dân căn cứ vào tình trạng kỹ thuật thì họ cân nhắc đóng tiền túi hay mua BHYT lâu dài. Ngoài ra, người có thu nhập cao, muốn có sự bảo vệ chắc ăn họ muốn mua giá cao. Muốn vậy, phải mở cửa cho y tế tư nhân và có kiểm soát” - PGS-TS Lan đề nghị.

“16% người dân tự nguyện đóng BHYT theo lương cơ bản. Nhưng nếu người ta làm ở ngoài, nguồn thu nhập cao hơn cũng chỉ đóng 600.000 đồng/năm. Tại sao không mở ra để họ đóng cao hơn để BHYT đáp ứng được. Ngay bây giờ có thể làm được nếu sửa luật” - TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc, Phó Giám đốc BV Đại học Y Dược, nói.

Băn khoăn kỹ thuật tuyến trên-tuyến dưới

Một điểm mới trong dự án luật sửa đổi lần này là người dân đăng ký BHYT tuyến xã được lên tuyến huyện khám, chữa bệnh và ngược lại. Tuy nhiên, lại không đề cập đến việc người dân mua BHYT ở phường có được lên BV tuyến quận khám hay không và ngược lại.

Hầu hết đại biểu cho rằng nên có phân tuyến chuyên môn kỹ thuật nhưng phải tính toán kỹ lợi hại của nó. Lâu nay, việc phân tuyến kỹ thuật theo tuyến xã, huyện, tỉnh và Trung ương nhưng ngày càng không có hiệu quả vì tuyến xã không có nhân lực và kỹ thuật nên người dân không đến. Ngoài ra, khi phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, tại sao người dân không mặn mà tuyến dưới là do thuốc, vật tư, danh mục bị khống chế.

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, khi phân tuyến thì quy định cụ thể mỗi tuyến được làm gì, không làm gì và các tuyến phải chấp hành nghiêm túc, người dân biết nhu cầu của mình đến đâu để đi cho đúng. Nhưng nếu phân tuyến, người dân vượt tuyến và BHYT vẫn chi trả thì không giải quyết được gì. PGS-TS Dung đề nghị: Nếu tuyến dưới làm kỹ thuật của tuyến trên và ngược lại thì BHYT không chi trả. Nhưng khi phân tuyến kỹ thuật rồi thì không được ép nhân dân đi theo tuyến. Người dân có thể tự đến tuyến trên để thực hiện các kỹ thuật là dịch vụ chứ không phải BHYT.

Tuy nhiên, một điều lo ngại khác là khi phân tuyến thì tuyến dưới sẽ giữ bệnh nhân, gây quá tải trong khi tuyến trên lại vắng và tay nghề bác sĩ tuyến trên trở nên lạc hậu. “Tôi tán thành việc tuyến trên làm kỹ thuật tuyến dưới thì BHYT không chi trả nhưng giải thích cho bệnh nhân làm sao khi họ lên tuyến trên. Thí dụ có một bệnh nhi bị sốt vào, mình chỉ về tuyến dưới, ngày mai bé không may bị tay-chân-miệng tử vong thì họ sẽ kiện. Nhưng ở trên không làm kỹ thuật của tuyến dưới thì làm sao chỉ đạo tuyến cho tuyến dưới?” - TS-BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc BV Nhi đồng 1, nói.

“Tôi không hài lòng về phân tuyến kỹ thuật, bởi rất nhiều bác sĩ phản đối. Ở BV hạng hai, nhiều bác sĩ không được dùng nhiều loại kháng sinh trong phòng mổ, trong khi các bác sĩ học như nhau và bệnh nhân đóng tiền như nhau. Tại sao tuyến huyện mổ được khớp háng nhưng họ không được mổ vì nếu mổ thì BHYT không thanh toán. Ngoài ra, nếu tuyến dưới giữ bệnh thì quyền người bệnh bị xâm phạm” - TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc góp ý.

BHYT chưa đi vào lõi của vấn đề

Tôi băn khoăn nếu không đưa ra được cái cốt lõi của vấn đề thì 2-3 năm tới sẽ tiếp tục sửa Luật BHYT. Cốt của luật là điều chỉnh BHYT toàn dân, BHYT nhà nước không lợi nhuận. Trong khi xã hội kinh tế đa thành phần theo cơ chế thị trường nhưng hiện giờ BHYT tư nhân không có luật nào điều chỉnh, dù nó có thể là cứu cánh cho BHYT nhà nước. Tại sao cái gì cũng theo cơ chế thị trường nhưng BHYT lại áp đặt? Luật ghi rõ giá dịch vụ tính làm sao cho quỹ BHYT không vỡ. Tại sao vậy? Giá phải tính làm sao cho phù hợp với kỹ thuật và công sức anh em làm chứ.

Về đồng chi trả, một khi đã mua gói cơ bản và Nhà nước đã ưu đãi giá mua cho các đối tượng chính sách rồi thì đồng chi trả như nhau. Tại sao người này cho trả 5%, người kia là 20%?

PGS-TS PHẠM KHÁNH PHONG LAN

 

 

 

 

 


Ý kiến của bạn