'Cần có những giải pháp cho tương lai để ứng phó với dịch bệnh khi các biến chủng mới xuất hiện'

22-04-2022 20:46 | Y tế
google news

SKĐS - Đó là một trong những thông điệp, kinh nghiệm được đưa ra tại Hội nghị khoa học thường niên BV Chợ Rẫy năm 2022 vừa diễn ra mới đây tại TP. Hồ Chí Minh.

Tại hội nghị PGS.TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo – Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ nhiệm bộ môn Hồi sức cấp cứu (trường ĐHYD TP.HCM) đã đúc rút các kinh nghiệm và chia sẻ về những khó khăn cũng như hướng giải quyết đối với đại dịch COVID-19 trong tương lai.

Theo bác sĩ Thảo, " Đại dịch COVID-19 được coi là một thách thức lớn đối với ngành Y tế. Sự bùng phát đột ngột của dịch bệnh đã làm cho hệ thống y tế "quá tải" do số lượng bệnh nhân trở nặng tăng đột biến."

Kế hoạch ứng phó và hồi phục trong đại dịch, công bố số ca tử vong tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 - Ảnh 1.

PGS.TS.BS Phạm Thị Ngọc chia sẻ tại hội nghị

Thực tế trong đại dịch vừa qua cho thấy, khi lượng bệnh nhân nặng gia tăng một cách nhanh chóng đã khiến cho hệ thống ICU (Critical Care Units/Intensive Care Units) khoa Hồi sức tích cực không đám ứng nổi. Lượng bệnh nhân cần tiếp cận ICU rất lớn, trong khi số giường ICU lại rất ít và còn nhiều thiếu thốn. Theo đó cũng đã có những lo lắng, tranh luận về kết quả điều trị của các bệnh nhân khi được điều trị, chăm sóc tại các ICU này".

Cũng theo BS Thảo, hiện nay, số ca mắc còn cao nhưng đang có xu hướng giảm, không có bệnh nhân chuyển nặng và rất ít bệnh nhân tử vong. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần đưa ra những giải pháp cho tương lai để ứng phó với dịch bệnh do các biến chủng mới vẫn tiếp tục xuất hiện.

 "Chúng ta nên tiếp cận có hệ thống đối với khủng hoảng y tế. Cụ thể, tiếp cận trực tiếp vào 4 nền tảng chính đó là phòng ngừa, chuẩn bị, ứng phó và phục hồi. Trong đó phòng ngừa luôn là biện pháp tốt nhất. Chính đại dịch COVID-19 cũng đã cho chúng ta thấy được vai trò của việc phòng ngừa và chuẩn bị quan trọng như thế nào" - Phó Giám đốc BV Chợ Rẫy chia sẻ. 

Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và số lượng giường ICU như tạo ra các ‘ICU tiềm ẩn’. Cụ thể các khu vực dành cho cấp cứu, hậu phẫu, các khoa thường... sẽ được thiết kế để đổi thành ICU ngay khi cần thiết. Sử dụng tối đa các giường ICU còn trống. Tiến hành chuyển đổi các phòng ICU lớn thành phòng đôi dành cho 2 bệnh nhân. Các bệnh nhân không quá nặng có thể chuyển lên lầu trại.

Khả năng tiếp cận được dịch vụ y tế ICU càng sớm thì tỷ lệ tử vong càng thấp. Đây cũng là mối liên quan giữa tỷ số tiếp cận ICU với tỷ lệ tử vong do COVID-19. Vậy nên cần mở rộng quy mô ICU trong việc chuẩn bị và ứng phó.

Vai trò của ICU cần được lồng ghép trong mô hình phối hợp với toàn bộ hệ thống chăm sóc y tế và không thể tách rời. Đại dịch COVID-19 ở TP.HCM đã làm cho hệ thống ICU quá sức. Thậm chí thành phố đã trưng dụng cả bệnh viện để làm Bệnh viện Hồi sức COVID-19.

Kế hoạch ứng phó và hồi phục trong đại dịch, công bố số ca tử vong tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 - Ảnh 2.

Bác sĩ Trần Thanh Linh chia sẻ về kết quả điều trị và kinh nghiệm vận hành Bệnh viện Hồi sức COVID-19 tại Hội nghị khoa học thường niên Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2022

Tại Hội nghị, BS Trần Thanh Linh, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 cũng chia sẻ về kết quả điều trị và kinh nghiệm vận hành Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Đồng thời, công bố số liệu bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 từ 14/7/2021 - 22/3/2022. Trong thời gian này bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 5.040 bệnh nhân. Có đặc điểm chung của các bệnh nhân COVID là đa số  các bệnh nhân tử vong đều nhập viện trong tình trạng nặng, tuổi cao và có bệnh lý nền đi kèm.

Triển vọng loại vaccine mới có thể chống lại COVID-19 nghiêm trọng ở nhóm người suy giảm miễn dịchTriển vọng loại vaccine mới có thể chống lại COVID-19 nghiêm trọng ở nhóm người suy giảm miễn dịch

SKĐS - Kết quả tạm thời của nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng, một loại vaccine mới CoVac-1, có thể giúp chống lại COVID-19 nghiêm trọng ở nhóm người suy giảm miễn dịch…


Phạm Thương
Ý kiến của bạn