Trước thực trạng nhiều bệnh viện quá tải cục bộ vào thời điểm sáng, trong khi buổi chiều thường rất vắng bệnh nhân. Trong đó hầu hết người bệnh đi khám đều cho rằng cần phải đi buổi sáng vì phải nhịn ăn, thực tế không phải tất cả các xét nghiệm hoặc thăm dò khi khám bệnh đều phải nhịn ăn, uống.
Để giúp người bệnh hiểu hơn về việc chuẩn bị đi khám và lựa chọn thời gian hợp lý, tránh chờ đợi lâu…chúng tôi xin giới thiệu về một số lưu ý khi đi kiểm tra sức khoẻ.
I. Lưu ý chung:
1. Mang theo đầy đủ các tài liệu cần thiết như CMTND, hộ chiếu, bảo hiểm y tế và các kết quả khám, xét nghiệm, đơn thuốc cũ.
2. Một số xét nghiệm yêu cầu bạn không được ăn uống gì, hãy không ăn uống bất kì thứ gì ít nhất 10 tiếng tính đến lịch hẹn khám, có thể uống một chút nước lọc.
- Nội soi dạ dày, đại tràng.
- Triglyceride, cholesterol, glucose, nồng độ vitamin , để đảm bảo độ chính xác cần nhịn đói khoảng 12 tiếng trước khi làm.
3. Một số xét nghiệm thì ăn uống không ảnh hưởng gì, Ví dụ: Kiểm tra sắt, GGT thì không yêu cầu làm lúc đói.
4. Một số xét nghiệm khác thì lại yêu cầu bạn không được hút thuốc hay uống rượu trong vòng 24 tiếng.
5. Trước khi siêu âm bụng đặc biệt là siêu âm phần phụ, tuyến tiền liệt, bạn sẽ phải uống thật nhiều nước rồi nhịn đi tiểu khoảng 1 tiếng sau đó mới làm siêu âm. Bởi khi bàng quang đầy sẽ tạo môi trường truyền âm thuận lợi cho sóng siêu âm.
6. Với bệnh nhân tiểu đường: Không được dùng thuốc hoặc insulin vào buổi sáng khi đến khám.
7. Thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh tim thì vẫn dùng theo đơn hàng ngày.
8. Khi đi kiểm tra thị lực, hãy mang theo kính của bạn đang dùng để kiểm tra thị lực. Đừng có đeo kính áp tròng vào ngày khám.
9. Để thoái mái và thuận tiện khi thăm khám. Tránh mặc quần bò quá chật, mặc váy liền thân.
10. Nếu bạn đi làm test gắng sức thì hãy mang theo trang phục thể thao. Một số thuốc như beta-blocker (propranolol, atenolol) nên dừng 3 ngày trước khi làm test gắng sức.
11. Khi kiểm tra sức khỏe thì thường phải lấy mẫu nước tiểu và phân. Các lọ đựng mẫu này sẽ được phát vào ngày khám hoặc trước đó. Nếu bạn muốn lấy mẫu xét nghiệm trước ngày hẹn thì bạn có thể đến bất kỳ các cơ sở y tế nào.
12. Với phụ nữ, kiểm tra nước tiểu, phân và phiến đồ âm đạo, cổ tử cung nên được tiến hành ít nhất 5 ngày trước kỳ kinh tới hoặc 5 ngày sau kỳ kinh trước.
II. Những xét nghiệm cần nhịn đói trước khi lấy máu
1. Test Triglyceride
Triglycerides được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể giữa các bữa ăn. Nồng độ triglyceride tích tụ trong cơ thể tăng lên do cung cấp calo vượt quá nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày, và làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch. Test triglyceride được thực hiện khi đói. Bạn phải nhịn ăn từ 12 đến 14 tiếng trước khi làm test.
- Khi làm xét nghiệm lúc đói, bạn chỉ được uống nước.
- Để có kết quả xét nghiệm chính xác, bạn cần nhịn đói tối hôm trước và làm xét nghiệm ngay sáng hôm sau.
- Không được uống rượu trong vòng 24 tiếng trước làm test.
- Hãy dừng sử dụng vitamin trong vòng 24 tiếng trước test nếu bạn đang dùng nó.
- Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ của bạn để xem liệu có phải dừng thuốc trước khi làm test không.
2. Xét nghiệm cholesterol
- Xét nghiệm cholesterol còn được gọi là là một loại xét nghiệm mỡ máu, được dùng để kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu. Vì nồng độ cao cholesterol trong máu thường không có triệu chứng, nên kiểm tra máu là cách duy nhất xác định xem nồng độ chất này có cao không. Cholesterol tạo mảng bám vào thành động mạch, gây ra xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm.
- Bạn không được ăn uống thứ gì trừ uống chút nước trong vòng 9 đến 12 tiếng trước xét nghiệm.
- Bạn cần mang danh sách đồ ăn uống đã dùng trong vòng một tuần cho bác sĩ kiểm tra.
- Ăn lượng lớn thức ăn chứa nhiều cholesterol như trứng, thịt đỏ trong vòng một hay hai tuần trước test có thể gây tăng cholesterol tức thời.
- Tuy nhiên, để kết quả chính xác thì điều quan trọng là bạn ăn bình thường trong tuần trước test.
- Nếu chỉ làm test HDL thì không cần nhịn đói.
3. Xét nghiệm glucose máu
Xét nghiệm glucose kiểm tra lượng glucose hay đường trong máu. Nồng độ cao glucose chứng tỏ tình trạng đái tháo đường, hoặc tiền đái tháo đường.
- Trước xét nghiệm 12 tiếng, bạn không được ăn uống bất cứ thứ gì trừ nước lọc.
- Ceffeine có thể làm thay đổi kết quả nên bạn không dùng nó trong vòng 24 tiếng trước xét nghiệm.
- Để có kết quả chính xác thì nhịn đói vào tối hôm trước rồi làm test ngay sáng hôm sau. Nhịn đói buổi tối không quá khó khăn bởi hầu hết là bạn ngủ và không nghĩ đến ăn uống.
- Bạn cũng tránh nhai kẹo cao su trước khi làm xét nghiệm.
4. Xét nghiệm nồng độ vitamin
- Sự thiếu hụt các vitamin thiết yếu có thể gây ra rất nhiều vấn đề. Xét nghiệm nồng độ vitamin có thể kiểm tra một số vitamin nhất định trong máu bao gồm A, D và B12. Phụ thuộc vào tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm phù hợp, nồng độ của các vitamin và chất dinh dưỡng cũng có thể được kiểm tra luôn. Xét nghiệm này cũng được tiến hành khi đói.
- Trước làm xét nghiệm 8 đến 12 tiếng, bạn phải nhịn đói hoàn toàn bởi ăn uống có thể làm sai lệch kết quả.
- Bạn không được dùng bất cứ vitamin hay chất khoáng nào trong vòng 24 tiếng.
- Nước là đồ uống duy nhất bạn được dùng trước khi làm xét nghiệm, tuy nhiên với một số xét nghiệm vitamin bạn có thể dùng trà đen thanh lọc.
- Bác sĩ muốn biết về các chất bạn đang dùng, nên bạn cần cung cấp tên, liều lượng vitamin và chất khoáng đó.
III. Hướng dẫn cách lấy mẫu bệnh phẩm nước tiểu và phân làm xét nghiệm
1. Lấy mẫu nước tiểu (lấy vào ngày khám)
- Rửa sạch tay, rồi lau sạch vùng sinh dục bằng khăn giấy.
- Lấy mẫu nước tiểu vào ống bằng một tay, không được chạm vào mặt trong của ống.
- Bắt đầu đi tiểu vào bồn cầu, tiếp tục sau đó một vài giây đặt ống xét nghiệm vào theo đúng dòng chảy để hứng trực tiếp nước tiểu đến khi được nửa ống thì dừng.
- Vặn chặt nắp ống rồi đặt vào khay đựng sẵn.
2. Lấy mẫu phân (lấy vào đêm trước hoặc đúng ngày đi khám)
- Không đi tiểu lúc lấy phân, đại tiện vào một cái bô to sạch đặt dưới chỗ ngồi bồn cầu. Cho phân vào lọ bằng thìa gắn trên nắp lọ đựng.
- Mỗi mẫu phân cần một thìa là đủ.
- Vặn chặt nắp lọ, rồi đặt vào khay đựng sẵn.
- Tránh dùng thịt đỏ, củ cải, cải bắp, súp lơ, cải ngựa, dưa hấu, cải xanh, trái cây và bổ sung vitamin C trong khoảng 2 đến 3 ngày trước khi khám.
bacsinoitru.vn