Cần chính sách hỗ trợ phát triển dược liệu trong nước

20-09-2023 10:07 | Y học cổ truyền

SKĐS - Ngoài thuốc, còn rất nhiều lĩnh vực khác để ứng dụng dược liệu là thực phẩm chức năng, đồ ăn đồ uống có lợi cho sức khỏe…

Những khó khăn trong việc bảo tồn nền y dược học dân tộcNhững khó khăn trong việc bảo tồn nền y dược học dân tộc

SKĐS - Việc khai thác nhưng không chú trọng bảo tồn, khai thác không đúng quy định dẫn tới các nguồn dược liệu quý đang có nguy cơ tuyệt chủng nhiều hơn. Bên cạnh đó, thiên tai cũng là một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo tồn nguồn dược liệu tại các vùng đồng bào dân tộc.

Phát triển dược liệu không phải việc riêng của ngành y tế

PGS.TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trước khi người Pháp đến Việt Nam, người dân Việt Nam sống, chữa bệnh, phòng bệnh bằng y dược cổ truyền từ ngàn năm. Gần đây, khi bàn về y học cổ truyền, WHO công nhận VN là một trong những nước có nền y học cổ truyền mạnh ở Châu Á. Cùng với lịch sử dân tộc, y dược cổ truyền thực hiện tốt bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Khi y học phương tây đưa vào Việt Nam thì cùng với y học cổ truyền chăm socs sức khỏe cho người dân, hai nền y học vẫn đang song song tồn tại.

PGS.TS Trần Văn Ơn, nguyên Trưởng Bộ môn thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội cho rằng, có một thực tế phổ biến là chúng ta nghĩ hơi thiên lệch về dược liệu. cho rằng dược liệu chỉ làm ra thuốc điều trị là sai. Sâm chẳng hạn, nó không dùng để chữa bệnh mà chỉ dùng để tăng cường sức khỏe. Ngoài thuốc, còn rất nhiều lĩnh vực khác để ứng dụng dược liệu là thực phẩm chức năng, đồ ăn đồ uống có lợi cho sức khỏe, thực phẩm chức năng...

Cần chính sách hỗ trợ phát triển dược liệu trong nước - Ảnh 2.

Phát triển cây dược liệu cần một chiến lược bền vững.

Bởi vậy, phát triển dược liệu không phải việc riêng của ngành y tế, ngành nông nghiệp, khoa học công nghệ, công thương... phải cùng vào cuộc. Kể cả ngành văn hóa thể thao du lịch cũng phải vào cuộc để phát triển. Đó là những cái khó để phát triển ngành dược liệu trong nước.

Tiềm năng khai thác cây dược liệu Việt Nam chưa triệt để và tối đa. Thực trạng này xuất phát từ nguyên nhân như tầm vĩ mô, chúng ta mới có chính sách mà thiếu cơ chế thực hiện. "Ví dụ cách đây 10 năm tôi muốn nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng một loại viên nang. Tôi  bàn với một ông giám đốc bệnh viện về nghiên cứu lâm sàng của viên nang. Ông ấy nói giá như sản phẩm của thầy đã nghiên cứu lâm sàng rồi thì tôi sẽ nghiên cứu lâm sàng ngày. Chính sách nhiều nhưng chúng ta thiếu cơ chế. Mục tiêu của chúng ta đến năm 2045 là phải có thuốc phát minh từ dược liệu. Nhưng muốn có thuốc thì phải thử lâm sàng, mà không ai muốn thử lâm sàng. Các bệnh viện bận nhiều việc khác, đó chính là một ví dụ về chính sách có nhưng thiếu cơ chế", PGS.TS Trần Văn Ơn nêu.

Hai là, chúng ta chưa có một bộ chiến lược phát triển dược liệu ở Việt Nam. Chúng ta rất cần có kế hoạch tổng thể phát triển dược liệu. Lợi thế của Việt Nam là cây bản địa, ví như cây quế, chúng ta không quan tâm phát triển mà lại đi nhập khẩu thì rất khó. Chúng ta phải biết tầm nhìn của chúng ta như thế nào để phát triển thì mới mong đạt hiệu quả cụ thể.

Dược liệu làm thuốc của nước ta chưa phát triển tương xứng với tiềm năng là bởi chưa có một quy hoạch tổng thể cũng như chính sách phù hợp. Do vậy, để phát triển bền vững cần phải có sự liên kết của Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp. Trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, thiết lập được chuỗi liên kết giá trị dược liệu phát triển từ vùng trồng để tạo sự phát triển bền vững. Cục Quản lý y, dược cổ truyền cũng đề xuất củng cố hệ thống cung ứng dược liệu, cần xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho dược liệu sản xuất trong nước.

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển dược liệu

Cục Quản lý Y dược cổ truyền, Bộ Y tế trong hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 đặt ra nhiều mục tiêu. Trong giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, chương trình đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm thực hiện theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao.

Cụ thể, dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý được thực hiện theo hình thức liên kết bốn nhà: nhà nông (vùng đồng bào dân tộc thiểu số) - doanh nghiệp - nhà quản lý - nhà khoa học - nhà bank (ngân hàng), trong đó doanh nghiêp là trung tâm của chuỗi liên kết. Về chuỗi giá trị: bảo tồn nguồn gen-nhân giống-trồng trọt-chế biến, sản xuất-tiêu thụ sản phẩm.

Dự án hỗ trợ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị dược liệu. Lần đầu tiên sâm và dược liệu quý nhận được sự quan tâm đầu tư từ ngân sách nhà nước với mức hỗ trợ, đầu tư lớn nhất từ trước đến nay.

Theo chuyên gia, ngành y tế cũng cần tăng cường kiểm tra các loại dược liệu được nhập vào Việt Nam, trong đó quy định dược liệu nhập khẩu về Việt Nam phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của từng đợt nhập dược liệu. Việc tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ y học cổ truyền theo nhiều loại hình để đáp ứng đủ số lượng, chất lượng cán bộ là điều rất quan trọng.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ tăng cường xây dựng, ban hành tiêu chuẩn dược liệu sau chế biến; đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sinh học trong tạo giống dược liệu chất lượng cao; hiện đại hóa hệ thống kiểm nghiệm dược liệu, thuốc từ dược liệu...; nâng cấp cơ sở hạ tầng các viện, bệnh viện y học cổ truyền trong cả nước để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Trồng dược liệu bảo tồn cây thuốc quý, phát triển kinh tế và bảo vệ rừngTrồng dược liệu bảo tồn cây thuốc quý, phát triển kinh tế và bảo vệ rừng

SKĐS - Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Sơn La phù hợp cho nhiều loài dược liệu phát triển, trong đó có nhiều loại cây quý và hiếm có giá trị kinh tế cao. Tỉnh Sơn La cũng đã xác định phát triển dược liệu là hướng đi mới nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao tại địa phương.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sốt xuất huyết - Những sai lầm khiến bệnh chuyển nặng


PV
Ý kiến của bạn