Theo tiến độ, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có kế hoạch vận hành đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy vào quý III/2023 (dự kiến trong khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 tới đây).
Để đảm bảo tàu, nhà ga và các trang thiết bị, dịch vụ khác vận hành tốt, phục vụ người dân an toàn trong khoảng 4 tháng tới, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và đơn vị thi công, giám sát liên tục kiểm tra, đánh giá chất lượng tổng thể toàn bộ tàu và nhà ga các đoạn trên cao.
Đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể chung của Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội đạt 76,5%, trong đó tiến độ thi công đoạn trên cao đạt 99%. Điều này thể hiện các ga trên cao cơ bản đã sẵn sàng để phục vụ người dân trong thời gian tới.
Trong khi đó, gói thầu CP03 (Hầm và các ga ngầm) hiện đang được nhà thầu triển khai thi công theo kế hoạch: Triển khai rút cừ và hoàn trả đường khu vực garage; Thi công bản đỉnh ga S10; Đổ bê-tông tấm tường vây dải phía nam ga S11; Thi công cầu thang và bản đỉnh ga S12; Hoàn thành thi công tường dẫn hướng, thi công tường vây khu vực garage.
Cận cảnh tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội trước khi vận hành đoạn trên cao:
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiết kế mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, mỗi toa chở được 230 hành khách, mỗi chuyến chở được 920 hành khách. Hoạt động tần suất giờ cao điểm 7,5 phút/chuyến (bình quân vào giờ cao điểm có 8 chuyến/giờ/hướng vào ga đón, trả khách).
Sau khi hoàn thiện phương án, năng lực trung chuyển, kết nối hành khách và giải tỏa của xe buýt tại các điểm đầu cuối, tại các ga dọc tuyến, dự báo sẽ có khoảng 15-20% người dân trên dọc QL 32 đoạn từ Cầu Giấy đi Nhổn sẽ chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội vừa có đề xuất nghiên cứu, triển khai dự án đường sắt Hà Đông - Xuân Mai nối tiếp với đoạn Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành, theo hướng sử dụng vốn ODA.
Cụ thể, đối với tuyến đường sắt đô thị số 5 đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng Hòa Lạc, để bảo đảm việc cân đối nguồn lực trong việc thực hiện dự án, Hà Nội kiến nghị xem xét, ưu tiên cho thành phố sử dụng nguồn vốn từ nguồn ODA để đầu tư dự án.
Với dự án đường sắt Hà Đông - Xuân Mai (huyện Chương Mỹ), tuyến 2A kéo dài, thành phố đề xuất được nghiên cứu, triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến này nối tiếp với đoạn Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành, theo hướng sử dụng vốn ODA và bảo đảm đồng bộ về kỹ thuật, công nghệ.
Xem thêm video được quan tâm:
Chủ vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông bất ngờ báo lãi gần 97 tỷ đồng.