Hiện trạng tuyến buýt BRT ở Hà Nội sắp bị 'khai tử' sau nhiều năm hoạt động

17-04-2024 16:30 | Xã hội
google news

SKĐS - Tuyến xe buýt nhanh BRT tại Hà Nội sẽ sớm được thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị số 11.

Đoàn giám sát chuyên đề của UBTVQH vừa khảo sát thực tế, làm việc tại thành phố Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, do lưu lượng giao thông đông nên vào giờ cao điểm xe vẫn chạy chậm như các tuyến buýt thông thường. Từ thực tế này, trong phương án điều chỉnh quy hoạch chung về phát triển giao thông sắp tới, thành phố có kế hoạch sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng tuyến đường sắt đô thị. 

Hiện trạng tuyến buýt BRT ở Hà Nội sắp bị 'khai tử' sau nhiều năm hoạt động- Ảnh 1.

Tại nhà chờ Văn Phú, làn đường ưu tiên khiến đoạn đường này lúc nào cũng trong tình trạng đông đúc.

Ghi nhận của phóng viên báo Sức Khỏe và Đời sống, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa hiện đang hoat động không đạt hiệu quả tốt, dần lộ ra nhiều lỗ hổng sau nhiều năm vận hành. Dù không phải giờ cao điểm, các xe BRT vẫn gây tình trạng khó di chuyển cho phương tiện tham gia giao thông. Các đoạn đường không có làn ưu tiên thì xe BRT sẽ lưu thông chung với xe buýt thường gây ách tắc dài.

Hiện trạng tuyến buýt BRT ở Hà Nội sắp bị 'khai tử' sau nhiều năm hoạt động- Ảnh 2.

Xe buýt BRT đang di chuyển chung với xe buýt thường khi không có làn ưu tiên, gây ùn tắc.

Hiện trạng tuyến buýt BRT ở Hà Nội sắp bị 'khai tử' sau nhiều năm hoạt động- Ảnh 3.

Tuyến đường BRT nằm trên trục đường hẹp, mật độ và lưu lượng phương tiện quá lớn khiến cho xe buýt nhanh đi lại không khác nào xe buýt thường.

Ngoài ra, lượng người sử dụng xe BRT đang còn khá ít. Việc phải đi bộ khá xa mới tới bến xe, tính kết nối giữa BRT với phương tiện công cộng khác còn kém cũng là nguyên nhân khiến người dân ngại sử dụng buýt nhanh. Trong khi đó, hiện Hà Nội mới chỉ có một tuyến BRT khiến việc đi lại của người dân chưa được thuận tiện.

Hiện trạng tuyến buýt BRT ở Hà Nội sắp bị 'khai tử' sau nhiều năm hoạt động- Ảnh 4.

Xe BRT đang đón, trả khách tại nhà chờ Ba La - Hà Đông.

Hiện trạng tuyến buýt BRT ở Hà Nội sắp bị 'khai tử' sau nhiều năm hoạt động- Ảnh 5.

Dù có hẳn làn đường riêng nhưng nhiều lúc xe BRT vẫn "tranh giành" đường với các phương tiện khác.

Hiện trạng tuyến buýt BRT ở Hà Nội sắp bị 'khai tử' sau nhiều năm hoạt động- Ảnh 6.

Tuyến xe buýt BRT Kim Mã - Yên Nghĩa với tổng vốn đầu tư khoảng 55 triệu USD. Ngày 1/1/2017, tuyến bắt đầu hoạt động theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Toàn tuyến dài khoảng 15km, di chuyển hết sẽ mất khoảng 45 phút.

Hiện trạng tuyến buýt BRT ở Hà Nội sắp bị 'khai tử' sau nhiều năm hoạt động- Ảnh 7.

Mặc dù xe buýt BRT được bố trí làn đường riêng, nhà ga tiêu chuẩn như đường sắt trên cao, tuy nhiên lại không mang lại hiệu quả.

Hiện trạng tuyến buýt BRT ở Hà Nội sắp bị 'khai tử' sau nhiều năm hoạt động- Ảnh 8.

Cảnh vắng người tại các nhà chờ có thể bắt gặp tại hầu hết điểm đón xe BRT.

Vì sao Hà Nội chưa nên phát triển buýt nhanh BRT trong nhiều năm tới?Vì sao Hà Nội chưa nên phát triển buýt nhanh BRT trong nhiều năm tới?

SKĐS - Theo chuyên gia, tuyến buýt nhanh BRT không phát huy được vai trò của một tuyến buýt nhanh theo đúng nghĩa vì không phù hợp với hạ tầng giao thông ở Việt Nam. Trong nhiều năm nữa, Hà Nội vẫn chưa nên làm buýt nhanh BRT.

Video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay sáng 17/4, nắng nóng ở Nam Bộ còn kéo dài đến giữa tháng 5 -SKĐS


Vũ Hồng Hải
Ý kiến của bạn