Cận cảnh quá trình xử lý ô nhiễm dioxin tại huyện vùng cao Thừa Thiên Huế

13-08-2022 14:11 | Xã hội
google news

SKĐS - Bộ Tư lệnh Hóa học đang tập trung mọi nguồn lực, nhân lực đẩy nhanh tiến độ xử lý để sớm hoàn thành dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cận cảnh quá trình xử lý ô nhiễm dioxin tại huyện vùng cao Thừa Thiên Huế - Ảnh 1.

Dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay A So, huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) được khởi công vào tháng 10/2020.

Cận cảnh quá trình xử lý ô nhiễm dioxin tại huyện vùng cao Thừa Thiên Huế - Ảnh 2.

Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai, do dịch COVID-19 bùng phát nên quá trình thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn. Hiện nay Bộ Tư lệnh Hóa học đang tập trung mọi nguồn lực, nhân lực đẩy nhanh tiến độ xử lý để sớm hoàn thành dự án.

Cận cảnh quá trình xử lý ô nhiễm dioxin tại huyện vùng cao Thừa Thiên Huế - Ảnh 3.

Theo Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế, sân bay A So (huyện A Lưới) đã hứng chịu hậu quả nặng nề của hơn 432.812 gallon với khối lượng dioxin ước tính khoảng 11kg.

Cận cảnh quá trình xử lý ô nhiễm dioxin tại huyện vùng cao Thừa Thiên Huế - Ảnh 4.

Kết quả khảo sát của một số dự án cho thấy, diện tích ô nhiễm ước tính khoảng 5ha, chiều sâu ô nhiễm trung bình 0,7m, tổng khối lượng trầm tích cần xử lý 35.000 m3, trong đó 6.600 m3 đất nhiễm có nồng độ ô nhiễm trên 200ppt.

Cận cảnh quá trình xử lý ô nhiễm dioxin tại huyện vùng cao Thừa Thiên Huế - Ảnh 5.

Trong quá trình xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay A So, lực lượng làm nhiệm vụ đã gặp không ít khó khăn do dịch bệnh COVID-19, thời tiết nên trong quá trình đào xúc cũng như quá trình xử lí đáy hố gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, sân bay A So nằm trong vùng thung lũng nên trong quá trình xử lý đáy hố gặp rất nhiều mạch nước ngầm…

Cận cảnh quá trình xử lý ô nhiễm dioxin tại huyện vùng cao Thừa Thiên Huế - Ảnh 6.

Thiếu tá Nguyễn Phượng Minh - Phó Trưởng phòng sinh học, Viện Hóa học môi trường Quân sự, Binh chủng Hóa học cho biết: "Việc xử lí chất nhiễm dioxin tại sân bay A So đang được kết hợp hai phương pháp xử lí. Thứ nhất là xử lí bằng phương pháp chôn lấp cô lập tích cực và phương pháp thứ hai là sử dụng phương pháp sinh học vào để xử lí đất nhiễm. Ưu điểm của phương pháp xử lí sinh học là sẽ xử lí được triệt để nồng độ dioxin ở trong đất, phục hồi môi trường tốt hơn so với các phương pháp khác. Đối với phương pháp này, chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ xử lí để cuối năm 2022 sẽ cơ bản hoàn thành tiến độ của dự án".

Cận cảnh quá trình xử lý ô nhiễm dioxin tại huyện vùng cao Thừa Thiên Huế - Ảnh 7.

Cận cảnh quá trình xử lý ô nhiễm dioxin tại huyện vùng cao Thừa Thiên Huế - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện A Lưới đánh giá, dự án xử lý ô nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So là một hoạt động hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Sau hoàn tất xử lý chất độc dioxin, huyện sẽ triển khai thực hiện các giải pháp, chương trình để hồi sinh vùng đất này. Qua đó góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, bảo vệ môi trường và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Cận cảnh quá trình xử lý ô nhiễm dioxin tại huyện vùng cao Thừa Thiên Huế - Ảnh 9.

Theo Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế, xử lý triệt để ô nhiễm chất độc hóa học tại sân bay A So là mong ước nhiều năm nay của những người dân nơi đây. Dự án được tiến hành trong 2 năm 2020 - 2022 cho thấy việc cụ thể hóa, hành động hóa về Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 


Hoàng Dũng - Trần Tình
Ý kiến của bạn