Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm 'báu vật' của người làm báo

20-06-2022 14:00 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Phạm Công Thắng đã xây dựng một “Gallery Ký ức Nhiếp ảnh” để lưu giữ hàng trăm “báu vật” của những người làm báo.

Phạm Công Thắng đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh từ khi còn rất trẻ bởi gia đình ông sống bằng nghề ảnh. Hơn 30 năm gắn bó với nghề, nhiếp ảnh và nghề báo luôn song hành trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.

Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 1.

Nếu nói về những người sưu tầm máy ảnh thì ở Việt Nam có rất nhiều, nhưng với Nhà báo, NSNA Phạm Công Thắng, ông là người đầu tiên sưu tầm và lưu giữ lại ký ức của những chiếc máy ảnh. Chính vì vậy “Gallery Ký ức Nhiếp ảnh” của ông có sức hút với những người làm nghề và cả những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh.

Có mặt tại ngôi nhà nhỏ nằm nép mình trên con phố Đặng Tiến Đông với nụ cười thân mật và cái bắt tay nồng ấm, nhà báo, NSNA Phạm Công Thắng đưa chúng tôi lên tầng hai nơi căn phòng đang trưng bày rất nhiều "báu vật" vô giá của nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Nhà báo, NSNA Phạm Công Thắng chia sẻ ký ức về những chiếc máy ảnh tại “Gallery Ký ức Nhiếp ảnh”

"Kho báu" của ông hiện nay có trên 500 hiện vật. Đây là bảo tàng tại gia của nhiếp ảnh gia Phạm Công Thắng, nơi không chỉ lưu giữ những bức ảnh, những chiếc máy ảnh, thiết bị về ảnh …  mà còn lưu giữ những câu chuyện, kỷ niệm… đời làm báo, đời nghệ sĩ.

Nhấp chén trà, ông đứng dậy bắc ghế lấy một chiếc máy ảnh cũ kỹ được đặt cẩn thận trong một ô tủ kính treo trên tường. Nâng niu cầm chiếc máy ảnh trên tay, Nhà báo, NSNA Phạm Công Thắng chia sẻ: 

Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 3.

Chiếc máy này đã gắn bó cùng tớ từ những ngày đầu làm báo. Thời những năm 80 có được chiếc máy này là oách lắm rồi. Ông không còn nhớ mình đã chụp bao nhiêu bức ảnh, bao nhiêu bài báo nhưng ông vẫn còn nhớ như in mình đã cùng với chiếc máy đi chinh chiến, khám phá nhiều địa danh, cũng như tìm hiểu cuộc sống con người trên mọi nẻo đường của Tổ quốc.


Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 4.

Phạm Công Thắng lập Gallery “Ký ức nhiếp ảnh” để lưu giữ được ký ức của nghề báo và nghề ảnh.

Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 5.

Mỗi kỷ vật ở đây đều là những câu chuyện, dấu ấn nghề nghiệp của các nghệ sĩ, nhà báo.

Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 6.

Chiếc máy ảnh Rolleicord và những dòng bút tích ghi lại của nhà báo Nguyễn Bằng Lâm khi sử dụng chiếc máy ảnh này.

Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 7.

Bộ máy ảnh Praktica của Nhà báo Đoàn Tử Diễn đã từng cùng ông tác nghiệp tại mặt trận chiến trường B.

Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 8.

Chiếc máy Olympus và chiếc đèn Kakozes là những thiết bị một thời gắn bó với nghiệp kinh doanh và sáng tác ảnh của NSNA Vũ Kim Khoa.

Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 9.

Phạm Công Thắng vinh dự được lưu giữ những kỷ vật của bạn bè đồng nghiệp để lan tỏa trong cộng đồng.

Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 10.

Với những ai yêu nghệ thuật nhiếp ảnh cái tên Phạm Công Thắng không còn xa lạ, bởi ông là nghệ sĩ nhiếp ảnh Quốc tế (AFAP), NSNA Việt Nam, hội viên Hội Nhiếp ảnh Hà Nội. Ông cũng đã đoạt nhiều giải thưởng về ảnh trong nước và quốc tế.

Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 11.

Nhiếp ảnh cho ông tiếp cận sự "lãng du" vào một thế giới vừa quen vừa lạ. Còn nghề báo cho ông cái nhìn sâu sắc về những vấn đề, góc sâu của cuộc sống. Không chỉ làm báo và chụp ảnh, khoảng hơn chục năm trở lại đây ông còn "lấn sân" sang viết văn.

Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 12.

Phạm Công Thắng và những tác phẩm ảnh báo chí.

Không chỉ là Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh mà ông còn có trên 100 truyện ngắn được  đăng trên báo online, báo in Văn nghệ Công an, Quân đội Nhân dân cuối tuần, Lao động cuối tuần. Tháng 2 năm 2021 tập truyện ngắn "Ngã rẽ" của Phạm Công Thắng do nhà xuất bản Văn học đã ra mắt bạn bè và độc giả. Không quá khó để nhận ra trong "Ngã rẽ" những vấn đề xã hội nổi cộm nóng bỏng thời kỳ 2000 - 2020 mà ông muốn gửi tới công chúng cùng những thông điệp của cuộc sống thời mở cửa và hội nhập với những biến động đầy trắc trở, rủi ro…

Lấn sân sang viết truyện, không có nghĩa Phạm Công Thắng "gác máy", bởi đam mê nhiếp ảnh luôn cháy trong ông. Gần 70 xuân xanh, cái tuổi để nghỉ ngơi hưởng thụ nhưng ông vẫn không dừng lại.
Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 13.

“Ngã rẽ” là những vấn đề xã hội nổi cộm thời kỳ 2000 - 2020 được nhà báo Phạm Công Thắng ghi lại

Được biết, trong thời gian giãn cách dịch Covid-19, Phạm Công Thắng luôn đau đáu suy nghĩ phải làm gì để lưu giữ được ký ức của nghề báo và nghề ảnh. Nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, Phạm Công Thắng lựa chọn bước thêm sang một hướng mới, lập Gallery "Ký ức nhiếp ảnh". Nghĩ là làm, Phạm Công Thắng khởi đầu việc xây dựng bảo tàng cá nhân của mình bằng việc thổ lộ những nghĩ suy của ông trên trang cá nhân và điều ông không ngờ được các nghệ sỹ, nhiếp ảnh gia, nhà báo và rất nhiều người mà ông không hề quen biết ủng hộ nhiều đến thế. Hầu như ngày nào ông cũng bận rộn nhận các hiện vật mà mọi người trân quý đến tặng. Có ngày Phạm Công Thắng phải tiếp rất nhiều đoàn, nhiều người đến trao tặng kỷ vật. Có người ở xa không đến trực tiếp còn gửi qua đường bưu điện. 

Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 14.

Hiện tại, ông đã nhận dược trên 500 hiện vật ngành ảnh là những cuộn phim đen trắng, chiếc khay tráng phim, máy phóng ảnh đen trắng, chiếc túi đồ nghề ảnh, máy quay hay những chiếc máy ảnh có tuổi đời gần 100 năm của hàng chục người hiến tặng. Họ đã tin tưởng gửi Phạm Công Thắng, trao niềm tin để những hiện vật này lan tỏa trong cộng đồng. Mỗi kỷ vật ở đây đều là những câu chuyện, những ký ức về con người gia đình, dấu ấn nghề nghiệp, giai đoạn lịch sử mà không ai có thể hiểu hết được.

Trong số những máy ảnh được tặng, có không ít kỷ vật vô giá. Đó là chiếc máy ảnh Pentax của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng được ông coi như vật báu, đã từng được sử dụng để chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các văn nghệ sĩ tên tuổi như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Thi... Đó là chiếc máy ảnh D200 của Anh hùng Lao động, NSNA Trần Lam - nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Kiên Giang, sử dụng để có tác phẩm nổi tiếng "Mặt trời trong Lăng sáng tỏa" được Tập đoàn Tân Tạo mua với giá 1 triệu USD (năm 2008). Toàn bộ số tiền này được tặng cho "Quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo Kiên Giang", thực hiện 500 ca phẫu thuật cho trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Đó là chiếc máy ảnh cổ Zeiss Ikon có tuổi đời trên 80 năm của doanh nhân Bùi Việt Hưng tặng; máy chiếu phim dương bản sản xuất năm 1930, được nhiếp ảnh gia, TS Nguyễn Ngọc Bình trao tặng.... Rồi bộ máy ảnh mà GS Hà Đình Đức chụp rùa Hồ Gươm, Vườn Quốc gia Bến En... Ngoài ra còn nhiều bộ máy của các phóng viên chiến trường như Vũ Hồng Hưng, Hoàng Như Tính, Trần Hồng,…

Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 15.

Đến thăm Gallery "Ký ức nhiếp ảnh", nhà sử học Dương Trung Quốc rất ấn tượng và để lại những dòng bút tích:

"Nhiếp ảnh có thần lực là "biến khoảng khắc thành vĩnh viễn". Do vậy nó là phương tiện và phương cách để lưu giữ ký ức. Người sưu tập máy ảnh là người góp phần lưu giữ ký ức của xã hội và chính đó là lịch sử. Vì thế tôi đến với Phạm Công Thắng như một đồng nghiệp, một người đồng điệu.
Nhà sử học Dương Trung Quốc
Cận cảnh nơi lưu giữ hàng trăm “báu vật” của người làm báo  - Ảnh 16.

Chiếc máy phóng ảnh đen trắng.

Trong suốt hơn 30 năm làm nghề báo, đến thời điểm hiện tại điều khiến tôi trân quý nhất là bản thân được vinh dự lưu giữ lại những kỷ vật của những người đồng nghiệp sử dụng khi tác nghiệp báo chí, những nhiếp ảnh gia trên khắp cả nước tin yêu, gửi tôi lưu trữ tại nơi ngôi nhà này.
Nhiếp ảnh gia Phạm Công Thắng


 

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn