Tháp bà Ponagar tọa lạc trên đồi Cù Lao (Nha Trang, Khánh Hòa). Khu di tích là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật của vương quốc Chăm Pa cổ, được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII.
Nơi đây thờ nữ thần Ponagar – Nữ thần Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm, đến thế kỷ XVII được cộng đồng người Việt tiếp tục gìn giữ và thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu.
Nhiều năm qua, Tháp bà Ponagar không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng quan trọng mà còn là điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Khánh Hòa.
Dưới đây là chùm ảnh về di tích đặc biệt Tháp bà Ponagar.

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, Tháp bà Ponagar được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII.

Những hàng cột xây bằng gạch trong khuôn viên di tích.

Nhìn từ xa, Tháp bà Ponagar uy nghi, sừng sững.

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, vật liệu xây dựng Tháp bà Ponagar là gạch nung. Các viên gạch liền mạch không để lộ chất kết dính, rất vững chãi.

Kiến trúc trên đỉnh tháp từng thu hút nhiều kiến trúc sư đến nghiên cứu.

Gạch dùng xây dựng di tích trải qua hàng trăm năm vẫn nhẵn bóng, không có rêu bám.

Một số nhà khoa học lý giải nhiều cách khách nhau, tuy nhiên kỹ thuật nung gạch cũng như nghệ thuật xây dựng di tích Tháp bà Ponagar đến nay vẫn là điều bí ẩn.

Đến với Tháp bà Ponagar, người dân như được đắm mình trong không gian văn hóa – tâm linh độc đáo.

Các tiết mục văn hóa, nghệ thuật của dân tộc Chăm được biểu diễn liên tục tại di tích Tháp bà Ponagar.

Thời điểm đông người đến tham quan di tích Tháp bà Ponagar nhất là mùa hè và mùa xuân.