Video lễ thông xe cầu Vĩnh Tuy 2 sau gần 3 năm thi công:
Chính thức thông xe cầu Vĩnh Tuy 2.
Vào 7h sáng ngày 30/8, lễ thông xe dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 kết nối trung tâm thành phố Hà Nội với quận Long Biên đã chính thức được thực hiện. Sau gần 3 năm thi công (9/1/2021 - 30/8/2023), dự án trọng điểm cấp thành phố với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng cuối cùng đã về đích.
Tại dự buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là một trong những dự án nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2. Khi dự án hoàn thành sẽ tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải đang tăng cao giữa trung tâm thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố, từng bước hoàn chỉnh hạ tầng giao thông Thủ đô.
Video Thủ tướng Phạm Minh Chính pháp biểu tại buổi lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy 2:
Theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Thủ đô sẽ có thêm 10 cây cầu qua sông Hồng, gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).
Hình ảnh tại buổi lễ thông xe cầu Vĩnh Tuy 2 trong sáng 30/8:
Phân luồng giao thông sau khi cầu Vĩnh Tuy 2 thông xe:
Trước đó, ngày 29/8, Sở GTVT Hà Nội đã có thông báo phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thông xe đưa vào khai thác cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và tổ chức giao thông tạm cầu Vĩnh Tuy cũ (cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1).
Về tổ chức giao thông trên cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi 1 chiều trên mặt cầu Vĩnh Tuy mới theo hướng từ Hai Bà Trưng đi Long Biên, được phân làn phương tiện theo hướng: 3 làn xe cơ giới – làn cạnh dải phân cách giữa với chiều rộng làn B=3,75m/mỗi làn, tốc độ khai thác tối đa 60 km/h; 1 làn xe hỗn hợp (xe máy và xe thô sơ) – làn cạnh lan can phải cầu với chiều rộng làn B=4,80m, tốc độ khai thác tối đa 40 km/h.
Người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi 1 chiều trên cầu Vĩnh Tuy mới – giai đoạn 2 hướng từ Hai Bà Trưng đi Cầu Vĩnh Tuy mới qua 3 nhánh lên cầu: Đi từ đường đê Nguyễn Khoái theo hướng từ cầu Thanh Trì về cầu Vĩnh Tuy rẽ phải vào vào nhánh cầu CV1B; Đi theo đường đê Nguyễn Khoái, hướng từ cầu Chương Dương về cầu Thanh Trì muốn đi Long Biên rẽ phải theo nhánh CV1A lên cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2; Đi từ đường Minh Khai và cầu cạn trên cao Vành đai 2 muốn đi Long Biên sẽ đi thẳng lên cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.
Về tổ chức giao thông tạm trên cầu Vĩnh Tuy cũ, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi 1 chiều trên cầu Vĩnh Tuy cũ – giai đoạn 1 theo hướng từ Long Biên đi Hai Bà Trưng và được phân làn phương tiện theo hướng: 4 làn xe cơ giới làn cạnh dải phân cách giữa với chiều rộng làn B=3,0m, tốc độ khai thác tối đa 40 Km/h; 1 làn xe hỗn hợp (xe máy và xe thô sơ) – làn cạnh lan can phải cầu với chiều rộng làn B=2,7m, tốc độ khai thác tối đa 30 km/h.
Với hệ thống đường gom 2 bên cầu Vĩnh Tuy – đường Đàm Quang Trung (quận Long Biên), tổ chức giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi 1 chiều (cùng chiều với phương tiện lưu thông qua cầu Vĩnh Tuy) trên đường Đàm Quang Trung - đoạn từ Cổ Linh đến Bát Khối và ngược lại.
Thời gian thực hiện phương án phân luồng sau lễ thông xe từ ngày 30/8/2023.
Xem thêm video được quan tâm:
Chính Thức Thông Xe Cầu Vượt Chữ C Sau Gần 2 Năm Thi Công | SKĐS