Cận cảnh giải phóng 'ma trận' lưới vây trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

05-11-2023 09:04 | Xã hội

SKĐS - Người dân sử dụng lưới vây, lấn chiếm mặt nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai gây ảnh hưởng đến dòng chảy, môi trường, nguồn lợi thuỷ sản. Trước thực trạng này, lực lượng chức năng tiến hành tháo dỡ trả lại hiện trạng vốn có.

Cận cảnh tháo dỡ 'ma trận' lưới vây, giải phóng mặt nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai - Ảnh 1.

Theo tìm hiểu, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) với chiều dài hơn hơn 68km, diện tích mặt nước rộng trên 22.000 ha, giữ vai trò quan trọng đối với nông nghiệp và thủy sản. Ngoài ra, hệ thống đầm phá có ý nghĩa lớn trong việc duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học...

Cận cảnh tháo dỡ 'ma trận' lưới vây, giải phóng mặt nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai - Ảnh 2.

Thời gian qua, nhiều diện tích mặt nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (thuộc xã Vinh Hà, huyện Phú Vang) bị người dân sử dụng lưới vây để lấn chiếm nuôi trồng thủy sản.

Cận cảnh tháo dỡ 'ma trận' lưới vây, giải phóng mặt nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai - Ảnh 3.

Theo báo cáo của chính quyền địa phương, toàn xã có 214 hộ dân chuyên nuôi, đánh bắt thủy sản theo hình thức vây lưới trên đầm phá với diện tích khoảng 419 ha.

Cận cảnh tháo dỡ 'ma trận' lưới vây, giải phóng mặt nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai - Ảnh 4.

Các hộ dân sử dụng lưới vây để nuôi trồng thủy sản làm cho mặt nước đầm phá chằng chịt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến luồng lạch, cản trở dòng chảy, ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn lợi thủy sản.

Cận cảnh tháo dỡ 'ma trận' lưới vây, giải phóng mặt nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai - Ảnh 5.

Việc làm này khiến cho những hộ gia đình thường xuyên khai thác thủy sản hợp pháp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập. Việc đi lại trên đầm phá gặp nhiều chướng ngại vật, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người dân, đặc biệt nguy hiểm trong mùa mưa lũ.

Cận cảnh tháo dỡ 'ma trận' lưới vây, giải phóng mặt nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai - Ảnh 6.

Trước thực trạng này, để từng bước giải phóng mặt nước đầm phá, UBND huyện Phú Vang, UBND xã Vinh Hà và các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, tuyên truyền vận động người dân cũng như ra quân xử lý, tháo dỡ lưới vây.

Cận cảnh tháo dỡ 'ma trận' lưới vây, giải phóng mặt nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai - Ảnh 7.

Theo đó, từ tháng 7/2023 đến nay, nhiều người dân đồng tình hưởng ứng chủ trương trên và chủ động tháo dỡ, giải tỏa lưới vây cũng như sắp xếp lại nò sáo đánh bắt thủy sản theo đúng quy định trên đầm phá.

Cận cảnh tháo dỡ 'ma trận' lưới vây, giải phóng mặt nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai - Ảnh 8.

Hệ thống cọc được cắm xuống đầm phá để vây lưới, lấn chiếm mặt được được tháo dỡ thời gian qua.

Cận cảnh tháo dỡ 'ma trận' lưới vây, giải phóng mặt nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai - Ảnh 9.

Trao đổi với PV, ông La Phước Thịnh, Chủ tịch xã Vinh Hà cho biết, từ cuối tháng 10 đến nay, lực lượng chức năng cùng người dân ra quân tháo dỡ lưới vây. Hầu hết người dân sau khi được tuyên tuyền, vận động, ký cam kết đều rất đồng tình ủng hộ việc tháo dỡ để trả lại mặt nước.

Cận cảnh tháo dỡ 'ma trận' lưới vây, giải phóng mặt nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai - Ảnh 10.

“Sau khi giải tỏa lưới vây, giải phóng mặt nước đầm phá, chính quyền địa phương sẽ tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời và cương quyết xử lý trường hợp vi phạm. Dự kiến cuối tháng 11/2023, việc tháo dỡ sẽ hoàn thành”, ông Thịnh nói.

Cận cảnh tháo dỡ 'ma trận' lưới vây, giải phóng mặt nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai - Ảnh 11.

Lãnh đạo UBND huyện Phú Vang cho biết, huyện có phương án sắp xếp, quản lý các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá nhằm bảo vệ hệ sinh thái, khơi thông luồng lạch, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, trả lại môi trường phát triển thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài nguyên môi trường theo hướng bền vững.

Video: Cận cảnh tháo dỡ ma trận lưới vây, giải phóng mặt nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

Cận cảnh công tác tháo dỡ loạt biệt thự, homestay "xẻ thịt" đất rừng phòng hộ Sóc SơnCận cảnh công tác tháo dỡ loạt biệt thự, homestay 'xẻ thịt' đất rừng phòng hộ Sóc Sơn

SKĐS - Căn nhà xây sai phép trên đất rừng phòng hộ tại đồi Dõng Chum xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã được lực lượng chức năng tháo dỡ, tại đây các đồ dùng, thiết bị, sắt thép chất đống ngổn ngang.

Hoàng Dũng
Ý kiến của bạn