Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'

15-11-2023 11:20 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023, một trong những đầu máy xe lửa hơi nước mang tên Tự Lực (nhãn hiệu 141-179) một thời bị lãng quên sẽ được trưng bày tại vườn Nhãn (quận Long Biên) để du khách tham quan.

Trong lịch sử, có khoảng 50 chiếc đầu máy hơi nước mang tên Tự Lực được sản xuất để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa ở miền Bắc. Những chiếc đầu máy xe lửa hơi nước mang tên Tự Lực một thời là biểu tượng của ngành đường sắt bởi chúng là nhân chứng lịch sử tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cận cảnh đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực 141-179 tại vườn Nhãn (quận Long Biên).

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 1.

Từ một nhà máy cũ nằm trong diện di dời ra khỏi nội đô - Nhà máy xe lửa Gia Lâm và các ga tàu hỏa Hà Nội được cải tạo thành các tổ hợp sáng tạo trong lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023.

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 2.

Điểm nhấn tại khu tổ hợp là đầu máy xe lửa hơi nước mang tên Tự Lực (mang nhãn hiệu 141-179) một thời bị lãng quên sẽ được làm sạch, trang trí để công chúng chiêm ngưỡng và gợi nhớ lại một phần ký ức xưa.

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 3.

Chiếc đầu máy xe lửa số hiệu 141-179 là đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực được sản xuất năm 1965, lấy nguyên mẫu thiết kế của đầu máy lớp 141 Mikado (Pháp), đặt tên là Tự Lực. 141 cũng là dòng đầu máy hơi nước "huyền thoại" tại Việt Nam.

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 4.

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 5.

Qua tìm hiểu, đây là đầu máy hơi nước số hiệu 141-179 từng được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ký biên bản bàn giao cho Bảo tàng Hà Nội vào năm 2020 để trưng bày. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc tiếp nhận từ phía Hà Nội đã khiến hiện vật chưa được chuyển khỏi nhà máy.

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 6.

Đầu máy xe lửa Tự Lực 141-179 được thiết kế chạy trên đường ray một mét, dài khoảng 19 m (bao gồm cả xe than) hoặc dài 11,5 m (không bao gồm xe than); rộng 2,75 m, cao 3,8 m, nặng khoảng 100 tấn (có than và có nước).

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 7.

Đầu máy này có lực kéo 1.100 mã lực, khỏe nhất Việt Nam vào thời điểm được sản xuất. Tốc độ chạy tàu khoảng 67 km/h.

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 8.

Nồi hơi nằm phía trên cùng của đầu máy, sau khi đốt cháy than, gỗ sẽ làm cho nước hoá hơi, hơi nước làm piston di chuyển qua lại, piston lại gắn liền với trục quay chính của đầu máy của tàu sẽ giúp cho tàu chạy.

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 9.

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 10.

Vị trí cửa buồng đốt, đây là nơi công nhân đốt lò sẽ xúc than vào để duy trì sức kéo đầu máy. Kíp lái tàu thường có 3 vị trí: một chỉ huy, một lái máy và một đốt lò.

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 11.

Thiết kế đặc trưng tạo nên cái tên 141-179 là 4 cặp bánh chủ động (đầu máy có một cặp bánh dẫn hướng, 4 cặp bánh chủ động và một cặp bánh theo sau). Các cặp bánh chủ động nhận lực từ động cơ hơi nước để tạo ra lực kéo đoàn tàu.

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 12.

Đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực, biểu tượng của ngành đường sắt, sẽ được trưng bày tại vườn Nhãn (quận Long Biên), trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 13.

Đây là điểm nhấn trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 nhằm khơi dòng chảy di sản, nhất là các di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo.

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 14.

Cận cảnh đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên trước ngày 'sống lại'- Ảnh 15.

Dịp lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng tổ chức tuyến tàu di sản ga Hà Nội - Long Biên - Gia Lâm. Tuyến tàu trải nghiệm kết nối hai bên bờ sông Hồng, xuất phát từ nhà ga Hà Nội, đến ga Long Biên, qua cầu Long Biên và kết thúc tại nhà ga Gia Lâm, từ đó khách tham quan đi bộ đến Nhà máy xe lửa Gia Lâm để tham gia các hoạt động sáng tạo. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tăng cường các toa tàu nghệ thuật đặc biệt.


Tuấn Anh
Ý kiến của bạn