Hà Nội

Cận cảnh đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Huế trước cuộc đại tu hàng trăm tỉ

16-08-2023 11:34 | Xã hội

SKĐS - Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long (Huế) sau thời gian đưa vào sử dụng đã xuống cấp nhiều hạng mục. Trước thực trạng này, Bộ NN&PTNT quyết định đầu tư 348 tỷ đồng để phục vụ sửa chữa cấp bách.

Cận cảnh đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Huế trước cuộc đại trùng tu hàng trăm tỉ - Ảnh 1.

Công trình ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long (xã Phú Thanh và Hương Phong, TP. Huế) do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 5, Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư được khởi công xây dựng vào tháng 8/2001 với tổng kinh phí thực hiện hơn 150 tỉ đồng.

Cận cảnh đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Huế trước cuộc đại trùng tu hàng trăm tỉ - Ảnh 2.

Công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5 m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5 m và một khoang âu thuyền... được đưa vào vận hành sử dụng giữa năm 2006. Sau đó 2 năm công trình được giao cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, vận hành.

Cận cảnh đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Huế trước cuộc đại trùng tu hàng trăm tỉ - Ảnh 3.

Từ khi đưa vào sử dụng, công trình đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc vụ ngăn mặn, giữ nguồn nước ngọt của sông Hương, phối hợp với hồ Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền ở thượng lưu đảm bảo cung cấp đủ nước cho các nhu cầu nông nghiệp, công nghiệp, môi trường sinh thái, dân sinh vùng đồng bằng sông Hương và cải thiện cảnh quan du lịch TP. Huế cũng như vùng đầm phá Tam Giang.

Cận cảnh đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Huế trước cuộc đại trùng tu hàng trăm tỉ - Ảnh 4.

Tuy nhiên, theo thời gian công trình Thảo Long bị xuống cấp, hư hỏng ở nhiều hạng mục.

Những mảng bê tông có dấu hiệu xuống cấp. Kết cấu thiết bị kỹ thuật bị gỉ sét nghiêm trọng.

Cận cảnh đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Huế trước cuộc đại trùng tu hàng trăm tỉ - Ảnh 6.

Trước thực trạng này, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định phê duyệt thành phần Dự án sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn công trình này với tổng mức đầu tư hơn 348 tỷ đồng.

Cận cảnh đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Huế trước cuộc đại trùng tu hàng trăm tỉ - Ảnh 7.

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, ông Trương Văn Giang, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (đơn vị được Bộ NN&PTNT giao làm chủ đầu tư) cho biết, dự kiến đầu năm 2024 sẽ triển khai thi công dự án, do phải đợi qua mùa lũ năm nay. Hiện nay các đơn vị liên quan đang triển khai khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công.

Cận cảnh đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Huế trước cuộc đại trùng tu hàng trăm tỉ - Ảnh 8.

Theo kế hoạch, dự án sẽ xử lý chống thấm nền đập bằng cừ thép từ khoang số 1 đến hết khoang số 15, với chiều dài 495 m. Kết hợp cừ thi công làm cừ chống thấm, với chiều sâu phần cừ chống thấm 13 m. Xử lý các khe rỗng dưới dầm dàn van bằng hình thức phun áp lực cao hỗn hợp cát trộn xi măng. Gia cố hố xói, lòng dẫn hạ lưu công trình bằng đá hộc, lớp rọ đá trên phạm vị 24 m đối với 6 khoang bờ Bắc và 44 m đối với 9 khoang bờ Nam.

Cận cảnh đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Huế trước cuộc đại trùng tu hàng trăm tỉ - Ảnh 9.

Ngoài ra, khoang âu thuyền, thay mới cửa âu thượng và cửa âu hạ bằng thép không rỉ, trục cối, bu lông chịu lực được chế tạo, thay thế bằng thép không rỉ cường độ cao, kín nước bằng cao su tấm và cao su củ tỏi. Thay mới hệ thống xi lanh đóng mở cửa van chính và cửa van cấp thoát nước buồng âu. Nâng cấp, sửa chữa hệ thống điện điều khiển các van tại công trình và nhà quản lý. Sửa chữa, nâng cấp nhà quản lý, bờ bao kết hợp đường quản lý hai đầu đập và thực hiện chỉnh trang cầu giao thông, hệ thống điện chiếu sáng, biển báo, hệ thống giám sát phục vụ quản lý, vận hành công trình.

Cận cảnh đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Huế trước cuộc đại tu hàng trăm tỉ.

Hoài Nam - Hoàng Dũng
Ý kiến của bạn