Cận cảnh cầu Long Kiểng sau gần 23 năm xây dựng

08-09-2023 14:53 | Thời sự

SKĐS - Sáng ngày 8/9, cầu Long Kiểng bắc qua rạch Long Kiểng nối liền hai xã Phước Kiển và Nhơn Đức thuộc huyện Nhà Bè (TPHCM) đã chính thức thông xe sau gần 23 năm triển khai xây dựng.

Cận cảnh cầu Long Kiểng sau gần 23 năm xây dựng - Ảnh 1.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Long Kiểng, huyện Nhà Bè được UBND TPHCM phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3082/QĐ-UB ngày 28/5/2001 và chính thức khởi công xây dựng vào ngày 09/8/2018 trên cơ sở tiếp nhận mặt bằng giai đoạn 1 từ UBND huyện Nhà Bè.

Cận cảnh cầu Long Kiểng sau gần 23 năm xây dựng - Ảnh 2.

Tuy nhiên, đến ngày 20/12/2019, dự án phải tạm dừng thi công vì không có thêm mặt bằng để tiếp tục thi công nên Lãnh đạo Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố cùng Sở Giao thông Vận tải và các Sở Ngành liên quan đã tập trung kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Cận cảnh cầu Long Kiểng sau gần 23 năm xây dựng - Ảnh 3.

Giai đoạn từ 28/5/2011 đến 20/12/2019 do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và bất cập về quy mô, nguồn vốn và bồi thường giải phóng mặt bằng.... nên dự án đã có 02 lần điều chỉnh, 1 lần chuyển đổi chủ đầu tư, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cũng không được triển khai đúng theo kế hoạch dẫn đến việc phải tạm dừng thi công dự án.

Cận cảnh cầu Long Kiểng sau gần 23 năm xây dựng - Ảnh 4.

Ngày 8/9/2022, đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để tiếp tục triển khai dự án. Tới nay, ngày 8/9/2023 dự án đã hoàn thành và chính thức cho thông xe.

Cận cảnh cầu Long Kiểng sau gần 23 năm xây dựng - Ảnh 5.

Cầu Long Kiểng được đầu tư 589 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của Thành phố. Theo đó, cầu có chiều dài 137,8m, rộng 15m. Công trình cũng nhằm thay thế cây cầu sắt cũ được xây dựng năm 1976 không đảm bảo an toàn. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối khu vực, thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện Nhà Bè cũng như khu vực phía Nam của TPHCM.

Cận cảnh cầu Long Kiểng sau gần 23 năm xây dựng - Ảnh 6.

Bà Lâm Thị Nga (87 tuổi ngụ xã Phước Kiển) đã chứng kiến cả quá trình xây dựng cầu Long Kiểng. Bà Nga đã chờ đợi để đi trên cây cầu từ năm 63 tuổi tới nay, gần 1/4 thế kỷ. Hôm nay bà rất vui, có thể cười mãn nguyện khi đã có thể đi trên cây cầu mơ ước lâu nay. Bà Nga cho hay, từ nay người dân Nhà Bè được thuận lợi trong sinh hoạt, nhất là các cháu học sinh, từ nay tới trường thuận lợi hơn, không còn lo sợ kẹt xe hay nơm nớp lo sợ khi đi qua cây cầu cũ có nguy cơ sập bắt cứ lúc nào. Mong rằng sắp tới sẽ có nhiều con đường, nhiều cây cầu hơn nữa để người dân thuận tiện đi lại hơn.

Cận cảnh cầu Long Kiểng sau gần 23 năm xây dựng - Ảnh 7.

Cũng như bà Nga, bà Nguyễn Thị Thôi (82 tuổi, ngụ tại xã Nhơn Đức) chia sẻ: "Tôi cũng như người dân xung quanh đây rất mong chờ cây cầu đưa vào sử dụng, đợi dữ lắm. Cầu cũ cũng đã bị sập nhiều lần, rất nguy hiểm. Nay có cầu mới khang trang, an toàn và rất đẹp, chúng tôi rất phấn khởi".

Cận cảnh cầu Long Kiểng sau gần 23 năm xây dựng - Ảnh 8.

Sau khi thông xe, cầu Long Kiểng sẽ là con đường kết nối tỉnh Long An, huyện Nhà Bè, Quận 7 với TPHCM.

Cận cảnh cây cầu bắc qua Sông Lô - 'nhịp cầu nối những bờ vui'Cận cảnh cây cầu bắc qua Sông Lô - "nhịp cầu nối những bờ vui"

SKĐS - Người dân huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì nói riêng, nhân dân 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ nói chung đang háo hức đợi ngày khánh thành cầu Vĩnh Phú bởi cây cầu vừa đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương vừa là biểu tượng cho tình đoàn kết và mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân 2 tỉnh.


P.T
Ý kiến của bạn