Sau đó là tới giai đoạn xương giảm dần dẫn tới loãng xương… Chính vì thế, con người đã tìm cách ngăn ngừa hiện tượng loãng xương bằng việc bổ sung canxi và vitamin D3. Tuy nhiên, việc bổ sung các chất này vào thời điểm nào để có lợi nhất thì không phải ai cũng biết.
Vai trò của canxi và vitamin D3 đối với cơ thể
Canxi: Chiếm 1,5 - 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay… còn 1% tồn tại trong máu, tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi không những là nguyên vật liệu chính để xây dựng khung xương, mà đối với hệ miễn dịch, canxi chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể. Canxi còn giữ vai trò kích hoạt khả năng di chuyển và bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của bạch cầu. Hơn nữa, canxi còn có vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh. Ở trẻ em thiếu canxi thường có những biểu hiện khóc đêm, ngủ hay giật mình, quấy khóc… Người cao tuổi bị thiếu canxi có biểu hiện thần kinh suy nhược, hay quên, tinh thần không ổn định… Đối với cơ bắp, canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp, thiếu canxi kéo dài sẽ làm khả năng đàn hồi của cơ bắp kém…
Vitamin D: Vitamin D có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, từ bệnh tim mạch cho đến các biểu hiện ở thần kinh. Vitamin D còn có vai trò giúp giảm nguy cơ ung thư và hệ thống miễn dịch. Nhưng vai trò quan trọng nhất của vitamin D, đặc biệt là vitmin D3 là duy trì nồng độ canxi trong máu.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi giúp phòng loãng xương.
Bổ sung khi nào là tốt nhất?
Đối với canxi: Ở tuổi đang lớn, quá trình tạo xương sẽ lớn hơn quá trình hủy xương, lúc đó xương sẽ dài ra và giúp trẻ tăng chiều cao. Vì vậy, trẻ đang trong giai đoạn lớn nhanh (ví dụ tuổi tiền dậy thì và dậy thì), thì cần tăng cường bổ sung canxi, các khoáng chất sẽ góp phần giúp trẻ tăng chiều cao nhanh hơn, có hệ xương chắc khỏe, dẻo dai và có thể đạt khối lượng xương đỉnh tối đa khi trưởng thành. Đến tuổi trưởng thành, khối xương đạt giá trị tối đa gọi là khối lượng xương đỉnh và duy trì đến năm 30 tuổi, lúc đó hai quá trình này cân bằng nhau.
Sau tuổi 30, quá trình hủy xương thường lớn hơn quá trình tạo xương, xương bắt đầu suy yếu và khi đó xảy ra quá trình mất xương (giảm mật độ xương) và đây là thời điểm cần bổ sung canxi ở người trưởng thành.
Đối với vitamin D3: Khi cơ thể thiếu vitamin D3, ruột không hấp thu đủ canxi và phospho làm canxi trong máu giảm. Khi đó canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi máu nên gây hậu quả làm trẻ em chậm lớn, còi xương, chân vòng kiềng, chậm biết đi, chậm kín thóp. Người lớn sẽ bị loãng xương, xốp xương, xương thưa dễ gãy. Phụ nữ mang thai thiếu vitamin D3 có thể sinh ra trẻ khuyết tật ở xương.
Việc bổ sung canxi kèm vitamin D3 một cách hợp lý sẽ rất có lợi đối với những người có nguy cơ thiếu xương. Tuy nhiên, việc bổ sung này có ý nghĩa hơn đối với những người còn trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ đang tuổi sinh đẻ. Việc bổ sung này nhằm giúp cho cơ thể có thể tích lũy tối đa canxi vào cái “kho dự trữ canxi” tức là bộ khung xương của cơ thể. Vì như trên đã nói, sau khi bước sang tuổi trung niên, sự thoái hóa xương luôn mạnh hơn sự tổng hợp xương. Bổ sung canxi lúc đó chủ yếu là có ý nghĩa làm giảm bớt sự hủy xương, làm chậm lại quá trình mất xương.
Còn đối với người cao tuổi hoặc những bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận, suy thận... thì việc sản xuất ra các chất kích thích tăng trưởng và hormon tăng trưởng bị suy giảm. Khi các chất kích thích tăng trưởng bị thiếu hụt thì sẽ dẫn tới thiếu hụt protein vận chuyển canxi vào máu, dẫn tới hạn chế khả năng hấp thu canxi. Như vậy, đối với các trường hợp này, cho dù có bổ sung nhiều canxi và vitamin D3 cũng không tăng hấp thu vào máu, mà còn gây dư thừa canxi có thể tăng nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi thận, giảm chức năng thận, gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. ...
Chúng ta cần lưu ý rằng, những bệnh lý liên quan tới xương khớp do thiếu hụt canxi gây ra thường diễn biến âm thầm, mỗi ngày một ít, đến khi chúng ta phát hiện ra thì bệnh tình đã ở mức độ nhất định nào đó. Nếu tình trạng thiếu canxi đó không được khắc phục kịp thời và đúng cách thì nguy cơ gặp những di chứng nặng nề rất cao.
Bởi vậy, cách tốt nhất là có ý thức phòng ngừa ngay từ sớm khi chúng ta bước sang ngưỡng 30 tuổi, quá trình hủy xương bắt đầu dần áp đảo quá trình tạo xương. Dù phòng tránh hay khắc phục tình trạng thiếu canxi, đều phải bổ sung nhu cầu canxi phù hợp và các chất khoáng cần thiết vào trong cơ thể như Mg, đồng, kẽm, Mn… các chất căn bản này làm cho xương cứng chắc và dày đặc. Để được xương cứng chắc, theo nguyên tắc bổ sung canxi đều phải kèm theo dẫn chất vitamin D3 (giúp vận chuyển canxi từ ruột vào máu, làm giảm các bệnh lý về đường ruột như táo bón và sỏi thận), đồng thời, không thể thiếu vitamin K2 (giúp vận chuyển canxi từ máu vào xương). Vitamin K2 còn có nhiệm vụ “nhặt nhạnh” những canxi thừa ở mạch máu, mô mềm, thận… và giúp đào thải ra ngoài, nhờ đó tránh được các bệnh lý do lắng đọng canxi.