Hà Nội

Cần biết: Phân biệt giữa pháo hoa và pháo nổ để tránh vi phạm pháp luật

13-01-2024 09:32 | Xã hội
google news

SKĐS - Hiện nay nhiều người vẫn lầm tưởng loại pháo hoa người dân được phép sử dụng vào dịp Tết là loại pháo hoa có tiếng nổ. Nếu không hiểu đúng các Quy định của Nghị định 137/2020/NĐ-CP sẽ rất dễ vi phạm pháp luật khi sử dụng pháo hoa.

Người dân đội mưa rét đi lễ Phủ Tây Hồ trong ngày mùng 1 tháng ChạpNgười dân đội mưa rét đi lễ Phủ Tây Hồ trong ngày mùng 1 tháng Chạp

SKĐS - Dù thời tiết không thuận lợi, trời mưa rét từ sáng nhưng tại Phủ Tây Hồ và các chùa khác ở Hà Nội rất đông người dân đã đi lễ cầu an trong ngày mùng 1 cuối cùng của năm Quý Mão.

Tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP, ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, từ 11/01/2021, người dân được đốt loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ trong các dịp lễ, Tết, cưới hỏi…

Cụ thể, Điều 17 "Sử dụng pháo hoa" (Nghị định 137/2020/NĐ-CP) quy định rõ:

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Cần biết, phân biệt giữa pháo hoa và pháo nổ để tránh vi phạm pháp luật- Ảnh 2.

Người dân chỉ được phép sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ.

Như vậy, với quy định nêu trên, người dân được sử dụng pháo hoa trong những dịp đặc biệt như: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị,… Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều người vẫn lầm tưởng loại pháo hoa người dân được phép sử dụng vào dịp tết là loại pháo hoa có tiếng nổ. Nếu không hiểu đúng các Quy định của Nghị định 137/2020/NĐ-CP sẽ rất dễ vi phạm pháp luật khi sử dụng pháo hoa.

Để tránh vi phạm pháp luật về sử dụng pháo hoa, mọi người cần phân biệt giữa pháo hoa và pháo nổ.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.

- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Cần biết, phân biệt giữa pháo hoa và pháo nổ để tránh vi phạm pháp luật- Ảnh 3.

Theo quy định trên, pháo hoa và pháo nổ đều là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc trong không gian. Điểm khác nhau cơ bản là pháo nổ sẽ gây ra tiếng nổ, tiếng rít còn pháo hoa thì không gây ra tiếng nổ mà chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh. Tất cả các loại pháo gây ra tiếng nổ đều không phải pháo hoa mà là pháo nổ hoặc pháo hoa nổ.

Như vậy, người dân chỉ được phép sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ. Đến nay, chỉ có sản phẩm pháo hoa do Nhà máy Z121 Bộ Quốc phòng sản xuất là đáp ứng yêu cầu này.


P.Chinh
Ý kiến của bạn