Hà Nội

Cần biết: Các mức phạt trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

25-08-2019 06:00 | Thời sự
google news

SKĐS - Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động vẫn diễn ra khá phức tạp. Dưới đây là tổng hợp các mức phạt trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm thất nghiệp mà các đơn vị trốn đóng, chậm đóng có thể phải chịu.

 

Phạt vi phạm hành chính

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 95) và Nghị định 88/2015/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 88). Cụ thể:

Stt

Mức phạt

Hành vi

Căn cứ

1

500.000 đồng - 01 triệu đồng

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc công đoàn yêu cầu;

- Không làm văn bản đề nghị cơ quan BHXH xác nhận việc đóng BH thất nghiệp cho người lao động;

- Làm mất, hư hỏng hoặc sửa chữa, tẩy xóa sổ BHXH.

Khoản 1 Điều 28 Nghị định 88

2

01 - 02 triệu đồng

- Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động;

- Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan BHXH.

Khoản 2 Điều 28 Nghị định 88

3

02 - 03 triệu đồng

- Không lập hồ sơ tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong 30 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng;

- Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan BHXH giải quyết chế độ hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đúng quy định;

- Không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ.

Khoản 3 Điều 28 Nghị định 88

4

05 - 10 triệu đồng

Giả mạo hồ sơ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (áp dụng với mỗi hồ sơ)

Khoản 3 Điều 27 Nghị định 88

5

20 - 30 triệu đồng

Sử dụng Quỹ BHXH sai mục đích

Khoản 5 Điều 28 Nghị định 88

6

12% - 15% tổng số tiền phải đóng (không quá 75 triệu đồng)

- Chậm đóng;

- Đóng không đúng mức quy định;

- Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia

Khoản 2 Điều 26 Nghị định 95

7

18% - 20% tổng số tiền phải đóng (không quá 75 triệu đồng)

Không đóng cho toàn bộ người lao động thuộc diện bắt buộc tham gia

Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95

Tổ chức, cá nhân trốn đóng, chậm đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý           Ảnh minh hoạ

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Stt

Mức phạt

Hành vi

Căn cứ

A

Tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp

Điều 214

1

Phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Thực hiện các hành vi dưới đây để chiếm đoạt tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp từ 10 - dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 - dưới 200 triệu đồng:

- Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH,  bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan BHXH;

- Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH.

Khoản 1

2

Phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm

Gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Chiếm đoạt tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp từ 100 - dưới 500 triệu đồng;

- Gây thiệt hại từ 200 - dưới 500 triệu đồng;

- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

- Tái phạm nguy hiểm (đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa mà lại thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý).

Khoản 2

3

Phạt tù từ 05 - 10 năm

- Chiếm đoạt tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp 500 triệu đồng trở lên;

- Gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên.

Khoản 3

4

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khoản 4

B

Tội trốn đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp

Điều 216

1

- Cá nhân: phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm;

- Doanh nghiệp: phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng.

Gian dối hoặc thủ đoạn khác để không đóng, đóng không đầy đủ từ 06 tháng trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm:

- Trốn đóng từ 50 - dưới 300 triệu đồng;

- Trốn đóng cho từ 10 - dưới 50 người lao động.

Khoản 1

2

- Cá nhân: phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

- Doanh nghiệp: phạt tiền từ 500 - 01 tỷ đồng.

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Trốn đóng từ 300 đồng - dưới 01 tỷ đồng;

- Trốn đóng cho từ 50 - dưới 200 người lao động;

- Không đóng số tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.

Khoản 2

3

- Cá nhân: phạt tiền từ 500 - 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 - 07 năm;

- Doanh nghiệp: phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng.

- Trốn đóng 01 tỷ đồng trở lên;

- Trốn đóng cho 200 người lao động trở lên;

- Không đóng số tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.

Khoản 3

4

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Khoản 4

 


Nguyễn Hoàng
Ý kiến của bạn